Danh bạ bác sĩ tại Huế – Danh sách bác sĩ siêu âm

Quá trình học tập và làm việc ở nước ngoài ( Ngoại ngữ: Anh và Pháp)

- Được nhận học bổng toàn phần của Trường Đại học Y Khoa Oregon – Thành phố Porland – Bang Oregon – Mỹ

- Học về Laser Excimer phẫu thuật tật khúc xạ, bệnh lý viêm màng bồ đào, các bệnh lý bán phần trước, ghép giác mạc, phẫu thuật đục thủy tinh thể theo phương pháp Phaco… Tại Viện Mắt Casey – Đại học y khoa Oregon – Thành phố Porland – Bang Oregon – Mỹ

- Được nhận học bổng toàn phần của Tổ chức quốc tế tại Thụy Sĩ.

- Thạc Sĩ Nhãn Khoa Vương Quốc Anh tại Bệnh Viện Mắt Bristol – thuộc  Đại Học Bristol, với luận án tốt nghiệp: Laser Argon điều trị tân mạch hắc võng mạc trong bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già.

- Bệnh Viện Mắt Western và Bệnh Viện Hammersmith – London: Học về các lĩnh vực: Phẫu thuật bong võng mạc, bệnh lý võng mạc đái tháo đường, và các bệnh lý bán phần sau…

- Được nhận học bổng toàn phần của Tổ chức quốc tế tại Thụy Sĩ.

- Học tại Bệnh viện Mắt Jules Gonin – Lausanne: Về bệnh lý bán phần trước và sau, phẫu thuật phaco và bong võng mạc …

- Bệnh viện CHUV – Đại học Lausanne: Di truyền phân tử trong bệnh ung thư võng mạc.

Tạp chí VIỆT NAM HỘI NHẬP: ĐỂ CÓ NHỮNG ĐÔI MẮT SÁNG TRONG

Báo Sức khỏe & Đời sống: KHÔNG CÓ PHƯƠNG PHÁP LUYỆN MẮT NÀO CHỮA ĐƯỢC BỆNH CẬN THỊ

Báo Công an nhân dân: PGS CUNG HỒNG SƠN NHẬN CHỮA MẮT MIỄN PHÍ CHO CẬU SINH VIÊN GIẢ CẬN

Báo Sức khỏe & Đời sống: NGÀY THỊ GIÁC THẾ GIỚI

Được đào tạo bài bản, ra trường với cơ hội rộng mở, nhưng những bác sĩ trẻ đã không quản ngại gian khó lên vùng cao, vùng sâu phục vụ sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Mùa xuân nối những mùa xuân, nhiều bác sĩ đã giành cả tâm huyết, bám trụ nơi bản làng xa xôi thực hiện lời Bác dạy “Thày thuốc như mẹ hiền”.

Những ngày giáp Tết Nguyên đán, chúng tôi về xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên. Tại đây, được nghe nhiều câu chuyện về bác sĩ Nguyễn Thị Lan, Trạm trưởng Trạm Y tế xã. Năm 2003, tốt nghiệp Đại học Y Thái Nguyên, bác sĩ Lan đã rời quê hương Thái Bình lên xã vùng cao Hồng Ngài công tác. Bắt nhịp với nhiệm vụ của người thầy thuốc nơi vùng cao còn nhiều khó khăn, chị đã tận tâm khám, chữa bệnh cho nhân dân; tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng, tránh bệnh nguy hiểm, giúp bà con nhận thức tốt hơn về công tác y tế.

Bác sĩ Lan trải lòng: 20 năm gắn bó nơi đây, tôi thấy bà con sống chan hòa, mộc mạc, nặng tình cảm. Tôi không nhớ đã bao lần đi bộ lúc nửa đêm về bản cấp cứu người ốm nặng; hay cùng đồng nghiệp chạy bộ hàng chục cây số để kịp thời cấp cứu sản phụ dọc đường để “mẹ tròn con vuông”. Nhiều gia đình coi chúng tôi như con cháu trong gia đình.

Do nhiều hộ ở xa trung tâm, bác sĩ Lan đã bố trí cán bộ về tận nơi khám bệnh, hướng dẫn cách phòng bệnh; trường hợp nặng bố trí người đưa lên trạm và nhờ y tế tuyến trên hỗ trợ. Anh Mùa A Giàng, bản Suối Háo, chia sẻ: Do không có xe máy, nên mỗi khi con bị ốm, tôi lại nhờ bác sĩ Lan và cán bộ ở Trạm Y tế đến nhà khám bệnh. Gia đình rất yên tâm và tin tưởng các bác sĩ ở Trạm Y tế xã.

Còn bác sĩ  Lò Văn Chính, sinh ra và lớn lên ở xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu. Năm 1997, anh tốt nghiệp Trường trung cấp Y tế Sơn La và nhận công tác tại Trạm Y tế xã Muổi Nọi. Năm 2007, anh tiếp tục học tại Đại học Y Thái Bình, tốt nghiệp trở về quê công tác và được bổ nhiệm Trạm trưởng Trạm Y tế xã Muổi Nọi. 27 năm gắn bó với nghề, bác sĩ Chính cùng cán bộ trạm thường xuyên về cơ sở tuyên truyền các chính sách y tế cũng như các biện pháp phòng bệnh cho nhân dân. Sự tận tâm trong công việc của bác sĩ Chính đã làm thay đổi nhận thức cho bà con từ điều đơn giản nhất là ăn chín, uống nước đun sôi, vệ sinh nhà cửa, ngủ mắc màn, đến việc tiêm chủng của trẻ em. Từ chỗ, rất ít bà con đến khám bệnh tại trạm y tế, nay ai ốm cũng đều ra trạm khám.

Cùng bác sĩ Chính đến thăm gia đình ông Lò Văn Pún, bản Muổi Nọi A. Ông Pún kể: Khoảng 15 năm về trước, nhiều gia đình khi có người ốm lại mời thầy mo đến làm lễ. Bệnh nhẹ thì cúng con gà, nặng thì cúng lợn, dê. Cúng không khỏi bệnh thì cho là “không hợp ma”. Sau nhiều lần bác sĩ Chính đến tuyên truyền, giải thích và kê thuốc cho uống thì khỏi bệnh. Bây giờ, khi ốm đau chúng tôi đều ra trạm y tế nhờ bác sĩ Chính chữa bệnh. Nhiều khi đêm hôm, mưa gió, bác sĩ Chính đến tận nhà thăm khám.

Nâng cao chất lượng y tế tuyến cơ sở, thời gian qua, tỉnh ta cũng đã triển khai nhiều chính sách thu hút y, bác sĩ về cơ sở. Ông Nguyễn Hữu Hùng, Phó Giám đốc Sở Y tế, cho hay: Thu hút nguồn lực y tế, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 122/2019/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích bác sĩ, dược sĩ về công tác tại tỉnh Sơn La, giai đoạn 2020-2025. Theo đó, từ năm 2022 đến nay, toàn tỉnh có 30 bác sĩ, dược sĩ được tuyển dụng làm việc tại các cơ sở y tế công lập. Hằng năm, ngành ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức, công chức y tế. Năm 2023, toàn ngành có 5.312 lượt cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm. Đến nay, có 80 trạm y tế có bác sĩ (trong đó, 9 trạm y tế có 2 bác sĩ); trên 97,83% số thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động.

Lắng đọng của chúng tôi với biết bao câu chuyện về những “chiến sĩ áo blu trắng”. Các anh, các chị giành cả sự nhiệt huyết, trách nhiệm miệt mài bám trụ ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới, khám chữa bệnh, tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi nhận thức, xóa bỏ hủ tục lạc hậu để bảo vệ sức khỏe. Sự tin yêu của đồng bào đối với các anh, các chị luôn đong đầy và mãi xứng đáng với phẩm chất cao quý “Lương y phải như từ mẫu” trong trái của nhân dân các dân tộc.