- Sau khi khai báo xong, các bạn ấn "Cất".

Các bước hạch toán, ghi sổ nghiệp vụ hập kho thành phẩm sản xuất trên phần mềm Misa

Nghiệp vụ “Nhập kho thành phẩm sản xuất” được thực hiện trên phần mềm như sau:

- Vào phân hệ "Kho" => chọn tab "Nhập, xuất kho" => chọn chức năng "Thêm\Nhập kho".

- Chọn loại phiếu nhập kho là "Thành phẩm sản xuất".

- Khai báo các thông tin hàng hóa, tài khoản, số lượng,… của chứng từ nhập kho, sau đó ấn "Cất".

CHÚ Ý: Trong trường hợp chưa khai báo thành phẩm thì vào "Danh mục\Vật tư hàng hóa" => "Vật tư hàng hóa" => chọn chức năng "Thêm" để khai báo.

Trường hợp Thủ kho có tham gia sử dụng phần mềm, sau khi phiếu nhập kho thành phẩm được lập, chương trình sẽ tự động sinh phiếu nhập kho trên tab "Đề nghị nhập, xuất kho" của Thủ kho. Thủ kho hiện việc ghi sổ phiếu nhập kho vào sổ kho.

Với các đơn vị quản lý việc sản xuất theo lệnh sản xuất, Kế toán có thể lập nhanh phiếu nhập kho từ lệnh sản xuất bằng 1 trong 2 cách:

Cho phép lập chứng từ nhập kho thành phẩm từ các lệnh sản xuất đã được lập trên tab "Lệnh sản xuất".

- Khi khai báo một phiếu nhập kho thành phẩm sản xuất, ấn vào biểu tượng kính lúp để chọn lệnh sản xuất.

- Thiết lập điều kiện để tìm kiếm lệnh sản xuất, sau đó ấn "Lấy dữ liệu".

- Khai báo các thông tin còn thiếu trên chứng từ nhập kho, sau đó các bạn ấn "Cất".

Cho phép lập phiếu nhập kho đối với các thành phẩm được sản xuất theo lệnh sản xuất lệnh sản xuất.

- Sau khi cất giữ lệnh sản xuất, chọn chức năng "Lập phiếu nhập" trên thanh công cụ (hoặc trên tab "Lệnh sản xuất" => ấn chuột phải và chọn chức năng "Lập phiếu nhập").

- Tích chọn các thành phẩm và nhập lại số lượng thành phẩm thực tế nhập kho.

- Khai báo bổ sung thông tin cho phiếu nhập kho như: người giao hàng (là nhân viên trong công ty), diễn giải, kho, đơn giá, thành tiền…

- Sau khi khai báo xong, các bạn ấn "Cất".

CHÚ Ý: Có thể lập phiếu nhập kho từ lệnh sản xuất bằng cách chọn lệnh sản xuất trên tab "Lệnh sản xuất" => sau đó nhấn chuột phải và chọn chức năng "Lập phiếu nhập".

Hạch toán hàng nhập khẩu theo tỷ giá nào?

Khi có giao dịch sử dụng ngoại tệ, nhân viên kế toán phải chuyển đổi số tiền sang đồng Việt Nam dựa trên tỷ giá giao dịch thực tế tại ngân hàng thương mại mà doanh nghiệp đã mở tài khoản, tuân thủ nguyên tắc:

– Tỷ giá giao dịch thực tế để tính toán doanh thu là tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, nơi mà doanh nghiệp mở tài khoản và nộp thuế.

– Tỷ giá giao dịch thực tế để tính toán chi phí là tỷ giá bán ra của ngân hàng thương mại, tại thời điểm phát sinh các giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ, nơi mà người nộp thuế đã mở tài khoản.

Khi phát sinh công nợ phải trả 331:

– Đối với các khoản phải trả bằng ngoại tệ:

+ Khi có khoản nợ phải trả cho người bán (bên có tài khoản 331) bằng ngoại tệ, nhân viên kế toán cần chuyển đổi số tiền sang đồng Việt Nam dựa trên tỷ giá giao dịch tại thời điểm phát sinh, tức là tỷ giá bán ra của ngân hàng thương mại thường xuyên có giao dịch.

+ Trong trường hợp ứng trước cho người bán và khi đủ điều kiện để ghi nhận chi phí, bên có tài khoản 331 sẽ sử dụng tỷ giá ghi sổ thực tế để ghi nhận số tiền đã được ứng trước.

+ Khi thanh toán các khoản nợ phải trả cho người bán (bên nợ tài khoản 331) bằng ngoại tệ, nhân viên kế toán cần chuyển đổi số tiền sang đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng chủ nợ. Trong trường hợp chủ nợ có nhiều giao dịch, tỷ giá thực tế đích danh sẽ được xác định dựa trên cơ sở bình quân gia quyền di động của các giao dịch của chủ nợ đó.

+ Trong trường hợp có giao dịch ứng trước tiền cho người bán, bên nợ tài khoản 331 sẽ sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế (tức là tỷ giá bán ra của ngân hàng thương mại thường xuyên có giao dịch) tại thời điểm ứng trước.

+ Khi thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, nếu tỷ giá ghi trên sổ kế toán của các tài khoản nợ phải trả nhỏ hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán của TK 111 và 112, thì ghi như sau:

Nợ TK 331… (tỷ giá ghi sổ kế toán).

Có TK 112 (theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán hoặc tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng).

+ Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ, nếu tỷ giá ghi trên sổ kế toán của các tài khoản 111 và 112 nhỏ hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán của các tài khoản nợ phải trả, thì ghi như sau:

Nợ TK 331… (tỷ giá trên sổ kế toán).

Có TK 515 – Doanh thu từ hoạt động tài chính.

Có TK 112 (theo tỷ giá trên sổ kế toán hoặc tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng).

Hướng dẫn cách hạch toán nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu nhập về kho trên Misa trên phần mềm Misa

Khi phát sinh nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu về nhập kho, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:

Các bút toán định khoản hạch toán khi doanh nghiệp bán hàng xuất khẩu

a) Ghi nhận doanh thu bán hàng, thuế xuất khẩu

Trường hợp 1: Trường hợp tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh

Trường hợp 2: Trường hợp không tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh

- Xác định số thuế xuất khẩu phải nộp

c) Khi nộp thuế xuất khẩu vào ngân sách nhà nước

Hướng dẫn cách hạch toán ghi sổ nghiệp vụ bán hàng xuất khẩu trên phần mềm Misa

Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng xuất khẩu, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:

Nhân viên kinh doanh ký kết hợp đồng bán hàng xuất khẩu với khách hàng

Đặt chỗ trên tàu để xếp và chuyển hàng

Phát hành chứng từ xuất khẩu: Hợp đồng, Hóa đơn, Tờ khai, Vận đơn, Chứng nhận xuất xứ

Khi hàng ra đến cảng, sẽ được làm thủ tục để thông quan

Khi hàng bắt đầu rời cảng, bộ chứng từ cũng sẽ được gửi tới cho khách hàng.

Nhân viên kinh doanh thông báo cho khách hàng để theo dõi và nhận hàng

Yêu cầu khách hàng thanh toán sau khi đã nhận hàng

Hướng dẫn cách hạch toán ghi sổ nghiệp vụ nhập kho thành phẩm sản xuất trên phần mềm Misa

Đối với những vật tư, thành phẩm do đơn vị tự sản xuất hoặc thuê gia công ngoài, sau khi hoàn thiện sẽ được mang về nhập kho:

Cách hạch toán hàng nhập khẩu theo Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp:

Khi tiến hành mua hàng nhập khẩu, nhân viên kế toán cần thực hiện việc điền thông tin vào tờ khai Hải quan và tiến hành thanh toán các loại thuế như thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).

Thuế nhập khẩu là khoản thuế được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Khi hàng hóa đến cửa khẩu, nhân viên hải quan sẽ thực hiện kiểm tra và so sánh chúng với thông tin được khai báo trong tờ khai hải quan, đồng thời tính toán số thuế nhập khẩu cần phải nộp theo quy định.

Để cho hàng hóa có thể thông quan và lưu thông trên thị trường nội địa, doanh nghiệp nhập khẩu hàng phải thanh toán thuế nhập khẩu theo mã số thuế TK SD: 3333.

Thuế Tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu được áp dụng chỉ đối với một số sản phẩm và dịch vụ được chính phủ quy định nhằm điều tiết tiêu dùng. Thuế này thường có mức thuế suất cao và nhằm điều chỉnh thu nhập của cá nhân tiêu dùng các loại hàng hoá và dịch vụ đặc biệt này. Các sản phẩm và dịch vụ chịu thuế này bao gồm thuốc lá điếu, rượu, bia, xì gà, hoạt động kinh doanh vũ trường, massage, karaoke, golf, kinh doanh xổ số và các loại khác (TK SD: 3332).

Nếu có hai loại thuế này, chúng sẽ được tính thêm vào giá gốc của hàng hóa và dịch vụ.

Hạch toán mua hàng nhập khẩu thanh toán trước trên Misa:

Bước 1: Hạch toán chi phí trước hải quan

– Trong phần Mua hàng, bạn cần chọn Chứng từ mua dịch vụ (hoặc vào tab Mua hàng hóa, dịch vụ và nhấn ThêmChứng từ mua dịch vụ).

– Tiếp theo, chọn phương thức thanh toán.

– Sau đó, tích chọn Là chi phí mua hàng và nhập thông tin chi tiết về phí trước hải quan.

– Khi hoàn tất việc nhập thông tin, nhấn Cất.

– Đối với các chi phí trước hải quan phát sinh bằng ngoại tệ, cần lựa chọn Loại tiền ngoại tệ để nhập giá trị của chi phí trước hải quan.

– Trước khi tạo chứng từ mua dịch vụ, kế toán cần khai báo một mục hàng là phí trước hải quan với tính chất Dịch vụ trong danh mục Vật tư hàng hoá.

Bước 2: Hạch toán chi phí vận chuyển hàng về kho

– Thực hiện thêm chứng từ mua dịch vụ tương tự như ở bước 1.

Bước 3: Hạch toán chứng từ mua hàng nhập khẩu về nhập kho

– (Trước tiên cần vào menu Hệ thốngTùy chọnMua hàng, tích chọn ô Tính Giá tính thuế nhập khẩu dựa trên Phí trước HQ nguyên tệ, Phí trước HQ bằng tiền hạch toán)

– Trên phân hệ Mua hàng, chọn Chứng từ mua hàng hóa (hoặc vào tab Mua hàng hóa, dịch vụ, nhấn ThêmChứng từ mua hàng hóa).

– Khai báo các thông tin chi tiết của chứng từ mua hàng:

+ Chọn loại chứng từ mua hàng cần lập là Mua hàng nhập khẩu nhập kho.

+ Lựa chọn phương thức thanh toán.

+ Chọn Loại tiền => Tỷ giá sẽ được tự động lấy lên theo cách thiết lập tại danh mục Loại tiền (Có thể nhập lại tỷ giá theo đúng thực tế nếu cần)

– Tại tab Phí trước hải quan, thực hiện phân bổ phí trước hải quan đã được khai báo ở bước 1:

+ Thiết lập các điều kiện tìm kiếm chứng từ chi phí, sau đó nhấn Lấy dữ liệu.

+ Tích chọn chứng từ hạch toán chi phí trước hải quan cần phân bổ vào giá trị hàng nhập khẩu.

+ Nhập lại số tiền được phân bổ nếu chứng từ chi phí trước hải quan được sử dụng để phân bổ cho nhiều chứng từ mua hàng khác nhau.

Cột Số phân bổ lần này phản ánh số tiền phân bổ theo nguyên tệ (áp dụng với phí trước hải quan phát sinh bằng ngoại tệ).

Cột Số phân bổ lần này QĐ phản ánh số tiền phân bổ theo đồng tiền hạch toán hoặc được quy đổi ra đồng tiền hạch toán.

+ Chọn phương thức phân bổ và nhấn Phân bổ.

+ Nhấn Đồng ý. Chương trình sẽ tự động phân bổ phí trước hải quan bằng ngoại tệ và phí trước hải quan bằng tiền hạch toán vào giá trị hàng nhập khẩu. Đồng thời, cập nhật giá trị tương ứng vào cột Phí trước HQ bằng ngoại tệ, cột Phí trước HQ bằng tiền hạch toán trên tab Thuế và cột Phí trước hải quan trên tab Hàng tiền.

+ Ở tab Thuế: Nhập thông tin về thuế suất thuế nhập khẩu/thuế chống bán phá giá/thuế TTĐB (nếu có)/thuế GTGT của hàng nhập khẩu. Chương trình sẽ tự động tính toán số tiền thuế cần nộp dựa trên thông tin thực tế trên tờ khai hải quan.

Lưu ý: Chương trình đáp ứng các trường nhập thông tin thuế chống bán phá giá từ MISA SME 2022 – R22

– Ở tab Phí hàng về kho, thực hiện việc phân bổ chi phí hàng về kho tương tự như cách phân bổ chi phí trước hải quan.

– Trong tab Hóa đơn: nhập thông tin của chứng từ, biên lai nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu.

Bước 4: Kết chuyển chi phí mua hàng (chi phí trước hải quan, chi phí hàng về kho) vào giá mua hàng hóa

– Vào phân hệ Tổng hợp, chọn Chứng từ nghiệp vụ khác.

– Hạch toán bút toán kết chuyển chi phí mua hàng vào giá mua hàng hóa.

– Nếu không theo dõi chi phí mua hàng trên tài khoản 1562, tại bước 1 và bước 2, có thể hạch toán trực tiếp chi phí mua hàng vào tài khoản 1561 và bỏ qua bước 4: Kết chuyển chi phí mua hàng vào giá mua hàng hóa.

– Nếu Thủ kho tham gia sử dụng phần mềm, khi chứng từ mua hàng nhập khẩu nhập kho được tạo ra, chương trình sẽ tự động tạo ra phiếu nhập kho trên tab Đề nghị nhập, xuất kho của Thủ kho. Thủ kho sau đó sẽ thực hiện ghi sổ phiếu nhập kho vào sổ kho.

– Nếu chứng từ mua hàng được chọn phương thức thanh toán ngay, hệ thống sẽ tự động tạo ra các chứng từ chi tiền mặt hoặc chi tiền gửi ngân hàng trên phần mềm Quỹ hoặc Ngân hàng, dựa trên hình thức thanh toán như tiền mặt, uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản hoặc séc tiền mặt.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BTC năm 2020 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành.