Thông thường, tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại đều xuất phát từ hành vi vi phạm hợp đồng của một hoặc cả hai bên ký kết với lỗi cố ý hoặc vô ý nên đã làm trái với các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Khi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng kinh doanh thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, việc xác định trường hợp nào áp dụng pháp luật chuyên ngành, trường hợp nào áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự về thời hiệu khởi kiện và các loại chế tài do vi phạm hợp đồng.
Giải quyết tranh chấp đất đai:
- Về việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng
Hiện nay, Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định: tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì thẩm quyền giải quyết được xác định theo hướng “Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết…”. Đối với các tranh chấp đất đai mà không có giấy tờ hợp lệ theo quy định tại điều 100 thì có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền. Như vậy, quy định của luật đất đai năm 2013 đã mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai so với các quy định của luật đất đi trước đây.
- Về việc hoà giải cơ sở đối với những tranh chấp về đất đai
Trong Công văn số 116 của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) ngày 22/7/2004, thì “Theo tinh thần quy định tại Điều 135 và Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 thì tranh chấp đất đai nhất thiết phải qua hoà giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp… Do vậy, “Kể từ ngày 01/07/2004 trở đi, Toà án chỉ thụ lý, giải quyết tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại UBND cấp xã mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí và khởi kiện đến Toà án”.
Hiện nay, theo quan điểm của những người làm công tác thực tiễn thì mọi tranh chấp đất đai đều phải qua thủ tục hoà giải tại UBND xã, phường trước khi khởi kiện ra Toà án. Theo quy định tại khoản 1 điều 202 Luật đất đai 2013 thì nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải, nếu hòa giải không được thì gửi đơn yêu cầu ủy ban nhân xã giải quyết. ThỜI gian giải quyết việc hòa giải tại cơ sở là 45 ngày kể từ gày nhận được đơn.
- Thẩm quyền Tòa án gải quyết tranh chấp:
Theo điểm c Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 thì Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.
Về thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ đối với các tranh chấp thừa kế nhà đất hoặc quyền sử dụng đất thì Tòa áp dụng theo nơi cư trú của bị đơn.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn luật đất đai và thực hiện các dịch vụ luật nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.
Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất thực chất là giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan đến tranh chấp đất đai, theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 thì đây là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 thì tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
(1) Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
(2) Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau:
- Một, nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013;
- Hai, khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Tranh chấp về việc ai là chủ của thửa đất được gọi chung là tranh chấp quyền sử dụng đất hay còn gọi là tranh chấp đất đai là tranh chấp vô cùng phức tạp, bởi vì đất đai được điều chỉnh bởi rất nhiều văn bản pháp luật qua rất nhiều thời kỳ thay đổi của luật đất đai. Do đó, đòi hỏi người tham gia trong quá trình tranh chấp phải nắm vững các thủ tục pháp lý, về nguồn gốc đất, quá trình chuyển dịch quyền sử dụng đất,... thì mới bảo vệ tốt quyền lợi của mình được.
Chính vì lẽ đó, khi có yêu cầu từ phía khách hàng, Luật sư của Công ty luật chúng tôi sẽ nghiên cứu toàn bộ hồ sơ, tư vấn pháp lý đầy đủ, đồng thời có thể đại diện cho Quý khách hàng để tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất này tại Tòa án hoặc Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là lựa chọn mà theo chúng tôi thì việc lựa chọn này sẽ đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cao nhất cho Quý khách hàng, bởi vì chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm và nắm vững các quy định pháp luật đất đai liên quan đến vụ tranh chấp.
Ngoài việc tranh chấp ai là chủ của thửa đất (ai có quyền sử dụng đất), liên quan đến đất đai, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến các tranh chấp sau đây:
- Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng (mua bán) quyền sử dụng đất.
- Tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn là quyền sử dụng đất.
- Tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất.
Vui lòng click vào link này để tìm hiểu thêm, nếu Quý khách hàng cần thêm thông tin về các dịch vụ pháp lý khác của chúng tôi liên quan đến pháp luật đất đai, nhà ở, bất động sản.
Trường hợp cần sự hỗ trợ của luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
I. LUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ
Theo quy định của pháp luật, giải quyết tranh chấp thừa kế bao gồm tranh chấp về hàng thừa kế và tranh chấp về di sản thừa kế, cụ thể:
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế:
Dựa trên những tài liệu, chứng cứ của khách hàng. Luật sư chúng tôi đánh giá và phân tích vụ việc tranh chấp. Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền;
Kiến nghị hoặc hướng dẫn khách hàng khiếu nại các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan khi ban hành những quyết định không đúng thủ tục, trình tự…Ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;
Tham gia gia tố tụng với tư cách là luật sư- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại các cấp tòa xét xử;
Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền- nhân danh khách hàng thực hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất tại các cấp tòa xét xử.
Luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất (Đất đai – Nhà ở)
Tranh chấp nhà đất là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ nhà đất. Như vậy cần hiểu nội hàm của tranh chấp nhà đất rất rộng nhưng đối tượng trang chấp là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở.
Những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh từ quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở rất đa dạng và phức tạp và có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích cũng như đời sống của mỗi bên tranh chấp.
Các dạng tranh chấp đất đai thường gặp:
- Tranh chấp về nhà đất có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính;
- Tranh chấp chấp hợp đồng nhà đất;
- Tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất: Trong dạng tranh chấp này có các loại sau:
Để giải quyết được các tranh chấp trên cần có sự tư vấn và giúp đỡ của luật sư, những người có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực pháp luật nhà đất và giàu kinh nghiệm giải quyết tranh chấp nhà đất để giúp khách hàng tìm được giải pháp tối ưu nhất, thông minh nhất để giải quyết tranh chấp của mình. Luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất là những luật sư có kiến thức chuyên sau trong lĩnh vực nhà đất và có kinh nghiệm thực tiễn trong việc giải quyết các tranh chấp nhà đất diễn ra trong xã hội.