Việt Nam cũng là quốc gia có tỷ lệ sử dụng các nền tảng mạng xã hội cao với hơn 72 triệu người. Đó là minh chứng, Digital Marketing đang là ngành học “hot” được rất nhiều các bạn trẻ gen Z quan tâm. Cứ đến mỗi mùa tuyển sinh, câu hỏi “Có nên học ngành Digital Marketing không?” luôn là nỗi băn khoăn của nhiều bạn trẻ khi bước vào giai đoạn cuối cấp. Có lẽ nỗi băn khoăn này bắt nguồn từ việc bạn chưa hiểu rõ ngành Digital Marketing là gì? Digital Marketing học những gì, học ở đâu và cơ hội việc làm ra sao? Dưới đây là câu trả lời cho các bạn, từ đó giúp các bạn đưa ra quyết định đúng đắn nhất khi lựa chọn ngành học cho tương lai.

Học Digital Marketing có khó không? 7 kinh nghiệm khi học

Khi mới tìm hiểu về ngành Digital Marketing, chắc hẳn nhiều người từng khá lo lắng rằng “Học Digital Marketing có khó không?”. Đây vẫn còn là một lĩnh vực mới tại Việt Nam, nên việc các bạn không biết nên bắt đầu như thế nào không phải là điều khó hiểu. Vì vậy, hãy cùng khám phá bài viết dưới đây để có những lời giải đáp cho các vấn đề này nhé.

Digital Marketing là việc thực hiện các chiến dịch Marketing như SEO, Ads, Social Email,... trên các nền tảng trực tuyến như Website, mạng xã hội, email,... để quảng cáo và tiếp thị sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu đến một đối tượng mục tiêu, nhằm tạo ra tương tác và tăng doanh số bán hàng.

Việc học các mảng khác nhau của Digital Marketing có khó hay không sẽ phụ thuộc vào sự kiên nhẫn, năng lực và đam mê của từng người. Không thể phủ nhận rằng việc nắm vững các chiến lược SEO, tạo và quản lý các chiến dịch quảng cáo, xây dựng mạng lưới xã hội mạnh mẽ và tối ưu hóa email marketing đều đòi hỏi sự hiểu biết và nỗ lực. Tuy nhiên, nếu bạn có đam mê và quyết tâm theo đuổi, những khó khăn sẽ trở thành thách thức thú vị trong hành trình chinh phục Digital Marketing.

Tự học Digital Marketing bằng cách nào?

Hãy chọn một công cụ trong Digital Marketing và bắt đầu tự học với nó. Điều này sẽ giúp bạn không bị dàn trải, trên thực tế thì khi làm Digital Marketing bạn sẽ thường được tuyển dụng vào một vị trí nhất định chứ không phải đảm đương hết các công cụ. Ngay cả những Digital Marketing expert hiện nay cũng chỉ giỏi ở một vài lĩnh vực riêng của mình. Và bạn cũng vậy, sau khi nắm tổng thể, hãy tự chọn cho mình một con đường riêng. Đó có thể là SEO, Google Adwords hay Email, Facebook Marketing…. Sau khi nắm vững chúng bạn có thể thử sức mình ở những lĩnh vực mới mẻ hơn.

[caption id="attachment_2476" align="aligncenter" width="750"]

Học digital marketing tại Kent[/caption]

Hiện nay việc tìm hiểu những kiến thức là không quá khó với những tài liệu dưới dạng ebook, blog xuất hiện rất nhiều. Với tính chất là một ngành nghề khá mới, các tài liệu, sách, giáo trình chính thống hầu như không có nhiều, các tài liệu online vẫn là kênh chính để những người học Digital Marketing tự trau dồi kiến thức cho bản thân mình. Mỗi ngày hãy đặt ra cho mình một khoảng thời gian từ 2 đến 3 tiếng để đọc và nghiên cứu. Sau khoảng vài tháng thôi, bạn sẽ thấy sự khác biệt.

Bắt đầu với SEO (Search Engine Optimization)

SEO là công việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Ban đầu mình tìm kiếm (search) vòng quanh xem tại sao website lại hiển thị khi mình search gì đó trên Google và tại sao một website không xuất hiện khi người dùng tìm kiếm, cách cho Google biết một website đang tồn tại trên internet, rồi mình tìm hiểu tiếp SEO bao gồm những phần lớn nào, trong mỗi phần lớn có những phần nhỏ nào, cách các phần này tương tác với nhau, cách tối ưu các phần này cho SEO như thế nào.

Hãy bắt đầu học SEO bằng cách học làm website bằng WordPress (không khó ), sau đó đọc cuốn sách này: SEO Starter by Google, và có thể tìm cuốn SEOBOOK để đọc hoặc một cuốn nào phù hợp với bạn, đọc sách với SEO là khá quan trọng vì SEO có rất rất nhiều chi tiết nên bạn cần tổng hợp và học theo một định hướng rõ ràng.

7 kinh nghiệm khi học Digital Marketing

Khi bước vào hành trình học Digital Marketing, có những kinh nghiệm quý báu mà bạn nên cân nhắc và áp dụng để đạt được hiệu quả cao nhất. Vì vậy việc Học Digital marketing không khó nếu như bạn làm những điều sau:

1 - Xác định mục tiêu khi học Digital Marketing: Bạn có thể bắt đầu từ việc tự đặt ra các câu hỏi: Tại sao bạn muốn học Digital Marketing? Bạn có mục tiêu gì khi áp dụng kiến thức này? Bạn hướng đến công việc gì khi học Digital Marketing?,... Hiểu mong muốn và nguyện vọng của bản thân sẽ giúp bạn xác định mục tiêu dễ dàng hơn.

Tuy việc không xác định mục tiêu khi học Digital Marketing có thể mang lại cho bạn cảm giác tự do tìm hiểu và học hỏi điều mình thích, nhưng nó sẽ khiến bạn mất hướng và không tập trung vào học. Từ đó khó đo lường được hiệu quả tiếp thu kiến thức và làm bạn nhanh chóng nản chí. Vì vậy, xác định mục tiêu vẫn là bước đệm giúp bạn học Digital Marketing dễ dàng hơn

2 - Lập kế hoạch khi học Digital Marketing: Bạn có thể chia kế hoạch thành các giai đoạn như học cơ bản, nâng cao, thực hành và kiểm tra. Đảm bảo rằng bạn kết hợp cả việc học lý thuyết và thực hành để phát triển kỹ năng thực tế.

Việc lập kế hoạch khi học Digital Marketing sẽ giúp bạn tập trung và có hướng đi rõ ràng trong việc học những kiến thức và kỹ năng quan trọng trong lĩnh vực Digital Marketing. Nhờ kế hoạch học tập, bạn sẽ biết mình cần học những gì, bắt đầu từ đâu và theo đúng lộ trình để đạt được mục tiêu.

Tuy nhiên, việc này cũng có thể tạo ra sự ràng buộc và áp lực nếu không được thực hiện một cách linh hoạt và cân nhắc kỹ lưỡng. Vậy nên, bạn hãy theo dõi tiến độ và điều chỉnh kế hoạch khi cần để phù hợp với bản thân.

3 - Xây dựng nền tảng kiến thức cơ bản: Đây sẽ là “chìa khóa” giúp bạn có khả năng tiếp tục tìm hiểu và khám phá sâu hơn trong từng lĩnh vực cụ thể của Digital Marketing. Những kiến thức cơ bản về Marketing có rất nhiều trên Internet và cũng được chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội. Đây là những nguồn tài liệu miễn phí mà bạn có thể nắm bắt.

Bạn hãy bắt đầu từ những khái niệm cơ bản của Digital Marketing như SEO, quảng cáo trả tiền, mạng xã hội và email marketing. Xây dựng nền tảng vững chắc giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chúng hoạt động và tương tác với nhau.

4 - Hãy luôn thực hành những gì bạn học: Với mỗi kiến thức bạn mới học được, hãy vận dụng ngay vào tình huống thực tế, điều này sẽ giúp bạn hiểu được cốt lõi vấn đề và ghi nhớ nó lâu hơn.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách tạo các tài khoản thử nghiệm trên các nền tảng như Google Ads và Facebook Ads để thử nghiệm chiến dịch và làm quen với giao diện thực tế. Bên cạnh đó, việc trở thành thực tập sinh tại các công ty có sử dụng Digital Marketing cũng là một cách tuyệt vời để bạn vừa được học những kiến thức từ người đi trước, vừa được thực chiến ngay với sản phẩm của công ty.

5 - Tìm hiểu sâu về một số lĩnh vực: Để chọn được lĩnh vực phù hợp với mình, bạn cần xác định mục tiêu từ khi bắt đầu học Digital Marketing (như đã đề cập ở phần trên). Bạn cũng có thể tham khảo hỏi ý kiến qua các nhóm về Digital Marketing trên Facebook để có được những lời khuyên từ những anh chị trong ngành, việc này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình đưa ra quyết định cho bản thân

6 - Luôn cập nhật kiến thức: Nếu bạn chăm chỉ cập nhật những kiến thức và thông tin mới thì Digital Marketing sẽ không còn là việc khó nữa. Bởi những thông tin đó sẽ luôn thu hút khách hàng nếu như bạn biết áp dụng vào Marketing cho sản phẩm của mình.

Để luôn cập nhật những kiến thức mới trong Digital Marketing bạn có thể đọc sách, tham gia khóa học trực tuyến và theo dõi các tài liệu, blog để cập nhật thông tin mới nhất. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên thực hành và áp dụng kiến thức mới vào các dự án thực tế để tăng cường hiểu biết và kỹ năng thực tế.

7 - Học Digital Marketing không khó nếu như bạn chăm chỉ học hỏi từ kinh nghiệm thực tế: Bạn có thể học từ những người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Theo dõi diễn đàn, cộng đồng trực tuyến và tìm cơ hội trao đổi kinh nghiệm với những người khác, hoặc theo dõi các case study đã thành công trong lĩnh vực Digital Marketing. Họ có thể cung cấp những gợi ý quý báu và hướng dẫn từ góc nhìn thực tế.

XEM THÊM: Nên học marketing hay thương mại điện tử? 5 tiêu chí để lựa chọn

Như vậy, việc học Digital Marketing có khó không sẽ tùy thuộc vào khả năng, sự chuyên môn và đam mê của mỗi người. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng đây là một ngành thú vị và đầy cơ hội cho sự phát triển. Bạn có thể lựa chọn học theo bất kỳ phương nào phù hợp nhất với bản thân, nhưng hãy nhớ rằng, học Digital Marketing là một quá trình liên tục và không ngừng nghỉ. Sự kiên nhẫn và thực hành đều rất quan trọng để phát triển thành một chuyên gia Digital Marketing thành công.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc về ngành Digital Marketing ở Đại học FPT, bạn hãy liên hệ theo email và hotline dưới đây để được tư vấn kỹ hơn trong thời gian sớm nhất:

Trường Đại học FPT Hà Nội - 1 trong 5 cơ sở trực thuộc Trường Đại học FPT

Địa chỉ: Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc – Km29 Đại lộ Thăng Long, Thạch Thất, TP. HN