Ngày 20/4, ‘bữa tiệc hàng năm’ của Bộ Công Thương mang tên Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam năm 2017, quy tụ các tên tuổi doanh nghiệp Việt làm xuất khẩu, đã diễn ra. FPT, với đại diện FPT Software (tên thường gọi là Fsoft) đến tham dự Diễn đàn với tư cách một đại diện trong ngành xuất khẩu và gia công phần mềm.
Sếp Hoàng Nam Tiến: "Đi học nước ngoài đừng vội về nước ngay"
Xuyên suốt từ đầu chương trình khi nêu quan điểm và trả lời câu hỏi của đối thủ lẫn các sếp, Minh Thùy luôn thể hiện việc quan tâm đến mức lương cao. Vì vậy cô cho rằng các du học sinh không ảo tưởng mà họ xứng đáng với mức lương kỳ vọng sau quá trình dài nỗ lực.
Với câu trả lời trên, CEO Lưu Nga bày tỏ: "Theo tôi, bằng cấp cũng chỉ là một tờ giấy. Việc sinh viên mới tốt nghiệp ở nước ngoài và Việt Nam về cơ bản là như nhau. Điểm khác nằm ở chỗ khả năng ngoại ngữ của du học sinh tốt hơn. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào ở Việt Nam cũng sử dụng ngoại ngữ".
Nữ CEO cũng cho rằng học vấn là yếu tố quan trọng. Trong một cuộc phỏng vấn, ứng viên nên chứng minh kỹ năng ứng biến với các tình huống của bản thân. Những bạn đi học nước ngoài về không nên đặt nặng việc mình đi du học, thay vào đó, nên đặt mình vào vị thế là sinh viên mới ra trường. Bằng cách này, các bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn.
Ông Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch HĐQT FPT Telecom đưa ra lời khuyên cho Minh Thùy: "Các bạn sinh viên đi du học không nên về nước làm việc ngay. Bởi vì khi các bạn về nước, những kiến thức, ngoại ngữ, mối kết nối mới có sẽ mất đi và không được sử dụng. Trong khi đó, trong 5 -10 năm nữa, khi các bạn về nước với hành trang là kiến thức, quan hệ, tiền bạc, thậm chí là gia đình thì sẽ tốt hơn cho bản thân rất nhiều".
Kết quả, sau vòng phỏng vấn, Minh Thùy chỉ nhận được 1 phiếu và phải ra về. Cô gái 24 tuổi bày tỏ rằng lời khuyên của các sếp đã cho cô nhiều bài học để phát triển bản thân hơn trong tương lai.
Trên thực tế, câu chuyện "du học sinh về nước khó xin việc do ảo tưởng lương cao" không phải là chủ đề mới nhưng vẫn luôn gây ra nhiều ý kiến trái chiều.
Trong Cuộc khảo sát về khả năng có việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên các trường đại học năm 2021 do công ty tư vấn nhân sự Emerging của Pháp thực hiện, kỹ năng và kinh nghiệm quốc tế chỉ đạt điểm trung bình 6,4/10 về mức độ quan trọng đối với khả năng xin được việc. Thay vào đó, các nhà tuyển dụng lại quan tâm tới nhiều yếu tố khác như: sự xuất sắc về học thuật; am tường về kỹ thuật số; sự chú trọng vào nghề nghiệp; kỹ năng mềm và kiến thức số; sự chuyên môn hóa.
Từ đó cho thấy, các nhà tuyển dụng ngày nay đã không còn coi bằng cấp nước ngoài là ưu tiên hàng đầu cho các ứng viên trúng tuyển.
Hơn nữa với sự phát triển của internet hiện nay, các ứng viên không có điều kiện du học cũng có thể tự hàm thụ được kiến thức và tham khảo kinh nghiệm từ nước ngoài một cách dễ dàng.
Ông Đào Ngọc Thanh – Chủ tịch HĐQT Cotana – cũng là đại diện phía An Quý Hưng vừa đắc cử Chủ tịch HĐQT Vinaconex nhiệm kỳ 2017-2022 trong phiên họp ĐHCĐ bất thường nhằm tái cơ cấu lại đội ngũ Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát (BKS) của Tổng Công ty CP xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) (Mã: VCG) diễn ra sáng ngày 11/01/2019.
Ông Đào Ngọc Thanh phát biểu tại ĐHCĐ Vinaconex.
Trước đó, trong tháng 11/2018, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã thoái thành công lần lượt 57,71% và 21,28% vốn điều lệ. Theo đó, SCIC và Viettel không còn là cổ đông của Vinaconex.
Kết thúc năm 2018, toàn bộ các cổ đông lớn của Vinaconex được thay thế bằng các cổ đông mới. Cụ thể, cổ đông lớn nhất An Quý Hưng sở hữu 57,71% vốn điều lệ, cổ đông BĐS Cường Vũ sở hữu 21,3% và cổ đông đầu tư Star Invest nắm 7,57%.
Danh sách ứng viên bầu thay thế HĐQT tại Đại hội cổ đông bất thường Vinaconex 2019 bao gồm: ông Đào Tuấn Anh, ông Nguyễn Xuân Dũng, ông Thân Thế Hà, ông Dương Văn Mậu, ông Đào Ngọc Thanh, ông Nguyễn Hữu Tâm và ông Nguyễn Quang Trung.
Trong đó, ông Đào Ngọc Thanh là đại diện phía An Quý Hưng, cổ đông đang nắm tới 57,71% cổ phần của Vinaconex. Ông Thanh là một trong những thành viên sáng lập và hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Cotana (CSC). Ông cũng được biết đến với vai trò nhiều năm là Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Ecopark, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư châu Á – Thái Bình Dương (API)…
Hai thành viên HĐQT cũng được đề cử gồm ông Thân Thế Hà, hiện đang là Phó Tổng Giám đốc Vinaconex, Chủ tịch HĐTV Công ty Phát triển Đô thị mới An Khánh, cùng nhiều Công ty trong hệ thống Vinaconex; ông Nguyễn Quang Trung, hiện là Tổng Giám đốc Công ty Phát triển Đô thị mới An Khánh.
Phát biểu tại Đại hội cổ đông, ông Đào Ngọc Thanh đánh giá Vinaconex là một thương hiệu tên tuổi không chỉ trong lĩnh vực xây lắp mà còn là một doanh nghiệp đa ngành, các công trình của Vinaconex nhiều không kém gì Coteccons.
Về mục tiêu trong tương lai, ông Thanh cho rằng, Vinaconex phải là nhà đầu tư, nhà phát triển về dân dụng, công nghiệp và có những khu đô thị lớn, kiểu mẫu, đáp ứng được các điều kiện về môi trường, cảnh quan và tạo ra cuộc sống đích thực cho người Việt.
Xem thêm thông tin cùng chủ đề tại:
https://dantri.com.vn/su-kien/bat-ngo-dhcd-bat-thuong-nguoi-cu-cua-ecopark-dac-cu-chu-tich-vinaconex-20190111121146295.htm
http://cafef.vn/dhcd-bat-thuong-vinaconex-nhieu-thanh-vien-hdqt-tu-chuc-cho-doi-cac-ung-vien-moi-20190111092941372.chn
https://vnexpress.net/kinh-doanh/tong-giam-doc-ecopark-duoc-bau-lam-chu-tich-hdqt-vinaconex-3866913.html
Khát vọng ‘giật tiền Tây’ bằng xuất khẩu phần mềm - chất xám của người Việt - là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chặng đường gần 2 thập kỷ của nhà Phần mềm.
Open Talk "Tiến lên toàn cầu - Đếch biết gì cũng tiến" diễn ra chiều ngày 10/1, tại tầng 13 tòa nhà FPT Cầu Giấy, Hà Nội, với khách mời là những chứng nhân lịch sử. Tất cả đều nhắc đến một khát vọng: Toàn cầu hóa bằng xuất khẩu phần mềm.
Open Talk, diễn ra chiều 10/1, là sự kiện thứ hai trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 30 năm FPT sẽ giải mã thành công của FPT Software trong hành trình gần 20 năm xuất khẩu phần mềm và vén màn tham vọng cán mốc doanh thu 1 tỷ USD trong 3 năm tới.
Chủ tịch Trương Gia Bình hồi tưởng, cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, khi đó FPT đã là công ty IT số 1 Việt Nam, và các bạn IBM khuyên: “Công ty đứng số 1 sẽ thiếu thử thách, không phát triển...”. Quyết tâm Go Global nhen nhóm.
Cũng dịp đó, Việt Nam đang xây dựng khu công nghệ cao Hòa Lạc với sự giúp sức của đối tác Nhật. Anh Wada, Tham tán công sứ Đại sứ quán, người bạn Nhật thân thiết với Chủ tịch Trương Gia Bình, khuyên nên sang Bangalore, thủ phủ công nghệ của Ấn Độ nói riêng và thế giới nói chung.
“Tôi sang và kinh ngạc về sự phát triển của phần mềm Ấn Độ”, anh Bình nhớ lại. “Vào công ty phần mềm như thiên đường. Trình độ công nghệ của họ ngang Mỹ và tôi nghĩ đây là cơ hội. Nếu người Ấn Độ làm được, chúng ta cũng làm được”. Quyết tâm Go Global bùng cháy. Khát vọng xuất khẩu phần mềm trở nên mãnh liệt.
Tại hội nghị chiến lược ở Đồ Sơn (tháng 10/1998), FPT chuyển sang thời kỳ toàn cầu hoá, với sự dịch chuyển trọng tâm sang xuất khẩu phần mềm. Đội quân xuất khẩu phần mềm đầu tiên gồm 9 người. Ngày 31/12/1998, Đơn vị Phần mềm chiến lược số 1 (FSU1) - đội quân viễn chinh được thành lập.
Các khách mời đầu tiên (từ phải qua): Anh Khúc Trung Kiên, anh Nguyễn Anh Nguyên (CIO Masan), anh Hùng Henry, anh Trương Gia Bình. CEO FPT Software Hoàng Việt Anh là người điều phối Open Talk.
Những người giỏi nhất về kinh doanh quốc tế theo hiểu biết của FPT thời ấy đều được “cầu hiền”. Henry Trần Văn Hùng (tên thường gọi là Hùng Henry) - Việt kiều Canada, Michael David - một người Mỹ được mời về phụ trách kinh doanh ở FPT Software với mức lương khủng thời bấy giờ.
“Tôi bị dụ sang Mỹ”, anh Hùng Henry ‘tố’ trong tràng vỗ tay của khán phòng khi chia sẻ về kỷ niệm được trao sứ mệnh tiên phong xứ cờ hoa. “Lý do bởi lúc đó Trương Đình Anh phản đối, anh Nguyễn Thành Nam chưa dám vì tiếng Anh kém, anh Bùi Quang Ngọc nghi ngờ trong khi may quá có anh Lê Quang Tiến ủng hộ”. Vượt nhiều khó khăn, tháng 10/1999, FPT uống champagne mừng những đồng đô la đầu tiên “từ bên kia đại dương” rơi vào túi. Dự án LifeServe của anh Nguyễn Đức Quỳnh được khách hàng trả tiền.
Bước đầu thành công khiến FPT tự tin nhấn bước. Tháng 11/1999, FPT mở văn phòng tại Ấn Độ.
Chủ tịch Trương Gia Bình: "Khát vọng xuất khẩu phần mềm là đưa trí tuệ Việt ra khỏi bờ cõi".
Nhưng nốt thăng đầu tiên cũng không đảm bảo thành công. Năm 2000, doanh thu mảng này của FPT đạt trên 400.000 USD, nhưng tổng chi lên đến 920.000 USD. Giấc mơ phần mềm dang dở khi các thị trường Ấn Độ, Mỹ cho đến châu Âu đều thất bại. Nhưng không vì thế mà khát vọng xuất khẩu phần mềm tan biến.
Ở trong nước, G3 (FPT Software HCM) được Unilever trao dự án triển khai hệ thống Solomon và chương trình bán hàng trên máy Palm cho khách hàng Unilever. “Chúng tôi chọn FPT Software làm dự án trị giá 5 triệu USD vào năm 2000 vì tin”, anh Nguyễn Anh Nguyên, phụ trách CNTT của Unilever, hiện là PTGĐ phụ trách Công nghệ của Masan, cho hay và tiết lộ, khi đó doanh thu cả năm của FPT Software chỉ khoảng mấy trăm nghìn USD.
“Nam có biết tiếng Nhật không?”, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình hỏi anh Nguyễn Thành Nam. “Em không biết”. “Anh cũng không biết. Nhưng vẫn phải đi”. FPT quyết định đi Nhật. Chương Đông Du mở ra thời kỳ mới.
Anh Phạm Hùng (thứ hai từ trái qua), anh Trần Xuân Khôi và chị Nguyễn Thị Thanh Hương là khách mời trong chủ đề Đông Du.
Đang loay hoay tìm lời giải, FPT may mắn có được “sự giúp đỡ vô giá”, theo lời Chủ tịch FPT Trương Gia Bình. Ông Nishida, khi đó là CEO Sumitomo, đã làm cầu nối đưa FPT đến Nhật. Sau nhiều cuộc gặp, NTT-IT bày tỏ họ có một hợp đồng cần thực hiện gấp trong hai tuần. “Buồn ngủ gặp chiếu manh”, lãnh đạo FPT nhận ngay và hoàn thành đúng hạn khi anh Trần Xuân Khôi và Trần Việt Bình hoàn tất code C thử.
Nguyên CEO FPT Japan - anh Trần Xuân Khôi nhớ lại, khi mở thị trường mới, Chủ tịch Trương Gia Bình hiệu triệu người Phần mềm: “Nếu là người giỏi, bạn phải có mặt ở nơi nào nóng nhất, và Nhật hiện nóng nhất”.
Bén duyên nhưng lịch sử không ủng hộ bởi những cường quốc phần mềm, như Ấn Độ, đều không thành công ở Nhật. Tại xứ mặt trời mọc, FPT đã sáng tạo mô hình độc đáo: Coder (lập trình viên) và Comtor (biên/phiên dịch). Theo đó, một nhóm vài lập trình viên sẽ có một cô gái làm phiên dịch, chăm sóc khách hàng.
Anh Trần Xuân Khôi là một trong những thành viên tham gia vào làn sóng Đông Du.
“Tôi cho rằng thành công nhờ tiếng Nhật kém, và như thế lúc nào cũng có Comtor đi cùng, nên khách hàng quý lắm”, anh Khôi chia sẻ. “Cũng yên tâm là khách nói gì cũng hiểu, rồi ta nói gì khách cũng hiểu”.
“Chưa biết gì, chưa biết tiếng Nhật, chưa có kinh nghiệm nhưng chúng ta vẫn quyết định tiến vào thị trường Nhật”, người điều phối Open Talk - anh Hoàng Việt Anh, CEO FPT Software, đúc kết. Là người lăn lộn với FPT Software từ những ngày đầu, anh Việt Anh nhận xét "độ máu" của FPT là chất men mang đến thành công.
CEO FPT Software Hoàng Việt Anh là người có đóng góp rất nhiều cho thành công của trận đánh lớn Petronas.
Đến nay, Nhật Bản đang là thị trường góp nhiều doanh thu và lợi nhuận nhất FPT Software. Hiện có 800 người FPT làm việc tại Nhật và khoảng 5.000 kỹ sư ở Việt Nam phát triển sản phẩm cho thị trường khó tính bậc nhất thế giới này. Dự kiến năm 2017, doanh số của đơn vị đạt 170 triệu USD, và vươn tới 500 triệu USD vào năm 2020.
Tiếp nối thành công, tin vui với dự án Petronas tại thị trường Malaysia mở ra chặng đường mới. Lần đầu tiên FPT làm tổng thầu tại thị trường nước ngoài với dự án cho khách hàng Petronas tại Malaysia trị giá 6,5 triệu USD. Dự án thành công xuất sắc với sự tham gia của 350 người trong gần 2 năm.
Nguyên CEO FPT Software Nguyễn Thành Lâm.
“50 người sang onsite trong gần 18 tháng. Vậy làm sao để sống ổn, sống vui ở Malaysia?”, nguyên CEO FPT Software Nguyễn Thành Lâm tự đặt câu hỏi trước khi kể chuyện và trả lời: “Làm gì chưa biết, sống phải vui. Đối với anh em onsite chân ướt chân ráo, việc kết nối là điều quan trọng nhất”.
Chiến thắng này theo đánh giá của anh Bình, là không chỉ làm nức lòng toàn dân FPT mà còn đánh dấu một bước tiến quan trọng trong sự nghiệp Toàn cầu hóa của tập đoàn.
Từ tháng 3/2007, FAPAC (FPT Singapore) thành lập đánh dấu thời kỳ mở rộng vùng phủ. Cùng năm, anh Bùi Hoàng Tùng trở lại Mỹ và sau đó là FUSA thành lập. FPT bước vào làn sóng toàn cầu hóa thứ 2.
Giám đốc Chiến lược FPT Software Bùi Hoàng Tùng.
Chiến tướng Bùi Hoàng Tùng, Giám đốc Chiến lược FPT Software, nhớ lại, khi chân ướt chân ráo, anh vừa làm vừa học nhưng khó khăn nhất là chuyện thuê nhà bởi chưa từng có điểm tín dụng ở Mỹ. Cuối cùng, một ân nhân đã ra tay hỗ trợ. “Phải có nguồn thu nhập ổn định. Đừng tìm khách hàng to, hãy tìm khách hàng nhỏ để đủ trả chi phí cho nhân viên”, anh Tùng chia sẻ bí quyết.
Open Talk diễn ra trong bối cảnh FPT Software tiên phong chuyển đổi số. FPT Software đang tiến ra biển lớn với thế và lực khác so với thời điểm 1999. Từ năm 2014 đến nay, FPT Software liên tiếp lọt Top 100 nhà cung cấp outsourcing toàn cầu.
Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến khẳng định, hiện đơn vị đang làm với các tập đoàn lớn nên lãnh đạo luôn mong mỏi các thành viên trưởng thành hơn để có các trận đánh lớn thay đổi vị thế của Phần mềm FPT. “FPT Software phải làm công nghệ. Big Data, Digital Transformation, IoT đã thay đổi vị thế của chúng ta trong những năm gần đây. Trong suốt 17 năm lịch sử, riêng năm 2017, chúng ta có 440 khách hàng mới”, anh Tiến hào hứng.
Chia sẻ về kỳ vọng 1 tỷ USD doanh thu vào năm 2020 cùng nhân sự đạt mốc 30.000 người, Chủ tịch FPT Software tin rằng sẽ có nhiều hơn 30.000 người trẻ vươn ra toàn cầu bằng trí tuệ Việt. “Chúng ta sẽ làm việc tại các công ty công nghệ giàu nhất thế giới”, anh Tiến khẳng định.
Chủ tịch Hoàng Nam Tiến: "Tôi thích dùng chữ 'máu' cho FPT Software".
Từ câu chuyện thực tế, PGĐ FGA Tạ Trần Minh tiết lộ lý do đã đưa đơn vị tăng trưởng từ 10 người đến 650 người trong chưa đầy 24 tháng. “Vì là người ‘F’ nên ‘ép tăng’ là phải tăng”, anh Minh nói và thông tin, khi nhận dự án từ đối tác với yêu cầu nhà Phần mềm phải có 100 người để thực hiện. Tuy nhiên, đội ngũ khi đó chỉ mới khoảng 10 người nên anh phải loay hoay chiêu mộ nhân tài mọi miền tham gia. Rất may, đơn vị đáp ứng đủ nhân lực để thực hiện. Sau đó, "cơ duyên" đến từ những dự án lớn nhỏ khác đã giúp FGA nhanh chóng trở thành đơn vị có tốc độ tăng trưởng nhân sự nhanh nhất nhà Phần mềm.
Kết thúc Open Talk, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình nhấn mạnh, nhà F đang thay đổi từ khách hàng rất nhỏ sang khách hàng rất to. “Vì thế, trong tương lai, chúng ta cần phải làm nhiều điều tuyệt vời hơn nữa. Thế giới đang đổi thay, nên chúng ta phải thay đổi để theo kịp thế giới”.
Gần hai thập kỷ xuất khẩu phần mềm "ghi danh" Việt Nam lên bản đồ công nghệ thế giới, FPT đã dẫn dắt lĩnh vực phần mềm Việt Nam thay đổi. Nếu không có một khát vọng mãnh liệt, sẽ không có một FPT Software hôm nay. Ở ngưỡng cửa 20 tuổi, FPT Software đã sẵn sàng “biến hình”.