Du học Mỹ 2024 là ước mơ của rất nhiều sinh viên. Mỹ nổi tiếng với nền giáo dục phát triển hàng đầu thế giới, có môi trường giảng dạy tốt nhất. Bạn có ý định đi du học Mỹ nhưng không biết điều kiện du học Mỹ cụ thể như thế nào? Bạn quan tâm mức học phí, sinh hoạt phí và các thủ tục phỏng vấn xin visa du học, chuẩn bị hồ sơ du học Mỹ tại các trường đại học ra sao? Cùng đọc bài viết sau đây!
Chứng minh bản thân sẽ quay về Việt Nam sau khi kết thúc chương trình học
Luật thị thực của Mỹ quy định quyền xem các ứng viên xin thị thực không di dân là người có ý định nhập cư. Muốn chứng minh khả năng sẽ quay về Việt Nam, bạn phải thuyết phục được Viên chức lãnh sự bằng cách nêu các dự định tương lai sau khi kết thúc chương trình du học Mỹ.
Viên chức lãnh sự sẽ xem xét và ra quyết định dựa trên các hồ sơ bao gồm: các tờ khai, giấy tờ liên quan và kế hoạch của bạn sau tốt nghiệp. Hãy chứng minh cho Viên chức lãnh sự quán việc bạn phải trở về Việt Nam vì những ràng buộc như:
Học phí cần chi trả trong 1 năm tại Mỹ
Một trong những điều kiện du học Mỹ quan trọng nhất là chứng minh tài chính. Trung bình, chi phí cho năm học đầu dao động từ $30,000 đến $45,000 USD. Cụ thể một số thông tin của các chương trình du học Mỹ như sau:
Khi cung cấp số dư trong tài khoản ngân hàng, số dư càng cao chứng tỏ rằng gia đình bạn đủ sức trang trải cho việc du học đại học Mỹ của bạn. Khi cung cấp thông tin số dư tài khoản trong Form I-20 phía Mỹ yêu cầu, bạn chỉ cần ghi đúng số tiền có thể trang trải đủ số học phí và phí sinh hoạt là đủ.
Thông tin lưu ý về điều kiện du học Mỹ
Đối với những chuyên ngành đặc thù như Y dược, giáo dục,… họ sẽ yêu cầu cao hơn về khả năng ngoại ngữ. Nên một số trường sẽ có thêm yêu cầu điểm cho từng kỹ năng của bài TOEFL/IELTS.
Trong trường hợp bạn chưa đạt chỉ tiêu TOEFL/IELTS này, bạn vẫn có thể tham gia các khóa học tiếng Anh bổ trợ hoặc khóa Dự bị Đại học, Dự bị Thạc sĩ tại Mỹ trước khi bước vào khóa học chuyên ngành. Tuy nhiên, hãy cố gắng nâng cao kỹ năng tiếng Anh và sở hữu các điểm số cao sẽ là lợi thế cho bạn xin visa thành công và tiết kiệm chi phí học tiếng Anh đắt đỏ tại Mỹ.
Ngoài ra còn vài lưu ý về hạn nộp hồ sơ là điều kiện du học Mỹ của một số trường như sau:
Điều kiện và các bước làm visa du học Mỹ
Điều kiện du học Mỹ xin visa cần chuẩn bị những gì? Thông tin du học Mỹ bao gồm một số giấy tờ, hồ sơ bạn cần chuẩn bị để việc làm thủ tục diễn ra nhanh gọn hơn:
Một trong những cách du học Mỹ nhập cảnh thành công là du học sinh phải có visa F-1. Sau đây là các bước làm visa mà bạn cần biết:
Bước 1: Hoàn thành đơn xin thị thực
Sau khi trường học bên Mỹ chấp nhận cho bạn nhập học, phía nhà trường sẽ gửi Form I-20 dành cho sinh viên không định cư. Du học sinh ký vào đơn này, sau đó đóng lệ phí SEVIS $350 và điền thêm đơn xin thị thực không định cư Mỹ (Form DS – 160).
Tiến hành tạo tài khoản trên trang nhận đơn online của lãnh sự quán Mỹ để đóng phí xin visa. Mức lệ phí là $160 USD nhưng thanh toán bằng Việt Nam Đồng (tỷ giá theo ngân hàng HSBC ở thời điểm đóng phí)
Sau khi đóng tiền, bạn giữ lại biên nhận, lên lịch phỏng vấn online qua trang web: https://cgifederal.secure.force.com/?language=English&country=Vietnam
Bạn cần điền những thông tin quan trọng sau:
Bước 3: Phỏng vấn xin visa đi du học Mỹ
Điều kiện để du học Mỹ là du học sinh đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Mỹ để phỏng vấn vào đúng ngày hẹn. Bạn cần mang theo các loại giấy tờ, hồ sơ bắt buộc gồm giấy hẹn, đơn DS-160, ảnh thẻ, hộ chiếu hiện tại, hộ chiếu cũ và biên nhận thanh toán visa.
Ngoài ra, theo thông tin du học Mỹ bạn cần chuẩn bị thêm một số giấy tờ chứng minh sẽ trở về nước sau khoảng thời gian đi du học Mỹ, tài liệu chứng minh tài chính và tài liệu học tập.
Trong buổi phỏng vấn, nhân viên Lãnh sự sẽ hỏi bạn về chương trình du học Mỹ, mục tiêu học tập và những kế hoạch tương lai. Để đậu visa, bạn cần thuyết phục được rằng mình đã có lộ trình du học rõ ràng và sẽ về nước sau khi kết thúc chương trình học tập trên đất nước này.
Thông thường, thủ tục xử lý hồ sơ visa xin du học Mỹ diễn ra trong 2 tháng hoặc hơn. Từ khi du học sinh đặt lịch phỏng vấn đến ngày phỏng vấn thường là 9 ngày (nếu nộp đơn tại Hà Nội) và 4 ngày (nếu nộp đơn tại TPHCM).
Trước khi bạn có thể nộp đơn xin visa F, J hoặc M, trước tiên bạn phải nộp đơn và được chấp nhận bởi một tổ chức giáo dục đại học của Hoa Kỳ chứng nhận bởi Chương trình Trao đổi Sinh viên và Du khách (SEVP). Sau khi được chấp nhận tại một trường được SEVP chứng nhận, bạn sẽ nhận được Mẫu I-20 hoặc DS-2019 từ văn phòng sinh viên quốc tế của tổ chức để xuất trình khi bạn nộp đơn xin visa của mình.
Nên lựa chọn một ngôn ngữ để học code
Những bạn mới bắt đầu học code thường phân vân trong việc lựa chọn ngôn ngữ lập trình. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau, mỗi ngôn ngữ sẽ có ưu điểm riêng. Hãy đặt ra cho bản thân mình câu hỏi “Sau này bạn muốn làm việc trong lĩnh vực gì?”. Có thể đó là lập trình web, lập trình ứng dụng, lập trình ô tô, lập trình game…để lựa chọn cho mình một ngôn ngữ phù hợp. Nên giữ vững cho mình lập trường riêng, tránh việc chạy theo người khác. Người này bảo học ngôn ngữ này tốt, người kia bảo học ngôn ngữ này kiếm được nhiều tiền nhưng với họ có thể là như thế, nhưng với bạn nó chưa chắc đã phù hợp.
Khi bạn đi xin việc làm thì họ chỉ cần bạn biết từ 1 đến 2 ngôn ngữ lập trình là đủ và nếu như bạn kể tất cả những ngôn ngữ bạn học mà không có ngôn ngữ nào bạn học chuyên sâu thì họ sẽ không tuyển bạn đâu. Thứ họ cần là sự hiểu biết của bạn về ngôn ngữ đó.
Không chỉ lập trình mà bất cứ chuyên ngành nào bạn cũng nên nắm vững những kiến thức cơ bản trước khi học tới những thứ cao siêu hơn. Có nhiều bạn mới học code, vì muốn được học những phần nâng cao mà phần cơ bản học không kĩ, chỉ đi lướt qua rất nhanh, đến khi quay lại cơ bản thì đã không còn nhớ gì nữa, càng về sau, họ lại dần bị tụt lại. Như thế gần như những gì các bạn nắm được đều bằng 0 vì mọi thứ nâng cao đều phát triển từ cơ bản mà lên.
Do vậy bạn nên đặt ra cho mình một lộ trình học tập hợp lý, học từ dễ rồi dần dần mới đến những cái khó. Bạn sẽ thấy việc học code trở nên dễ dàng hơn, tập trung hơn. Khi hiểu được những vấn đề cơ bản bạn sẽ hình thành được thói quen tốt để giải quyết các vấn đề.
Không giống như y học, văn học, hoá học... khi kiến thức của những ngành học này có thể được sử dụng trong thời gian rất lâu (thậm chí cả trăm năm), các kiến thức của ngành lập trình có vòng đời rất ngắn. Những kiến thức bạn về một ngôn ngữ lập trình nào đó bạn được học hôm nay có thể lỗi thời trong vòng vài tháng sắp tới, bởi một điều rất đơn giản, thế giới công nghệ luôn đổi mới.
Bạn thấy đó, các ứng dụng, phần mềm thường xuyên được cập nhật phiên bản mới, nhiều ngôn ngữ lập trình mới được phát triển, nhiều hướng ứng dụng mới được mở ra,… vì vậy bạn phải thường xuyên cập nhật tri thức mới.
Ngay cả khi đã đi làm và có một công việc tốt, bạn vẫn nên tiếp tục học hỏi, tìm tòi những điều mới vì nếu không, đến một lúc nào đó các kỹ năng mà bạn được học sẽ không còn phù hợp nữa. Thị trường tuyển dụng ngành IT đang diễn ra rất khốc liệt, không đổi mới bản thân bạn sẽ tự khép lại nhiều cơ hội việc làm mới với mức thu nhập cực tốt với chính mình.
Thực hành là một cách học vô cùng hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Mỗi một lần code là một lần giúp bạn ghi nhớ những gì mình đã học được. Khi code bạn nên thử chạy đoạn code đó xem nó có hoạt động không hoặc nhờ người có kinh nghiệm hơn xem giúp mình nó có lỗi gì không. Với những người bắt đầu học, bạn chỉ cần code nhiều lần, bạn sẽ thấy việc học lập trình không còn quá khó. Theo kinh nghiệm của nhiều người trong ngành, cách này sẽ giúp các bạn rèn luyện kỹ năng code của bạn ngày càng tốt hơn, tăng khả năng tư duy logic, hiểu bài nhanh và nhớ lâu hơn.
Lập trình là bộ môn đòi hỏi khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của mỗi người. Học code thành công là khi bạn thực sự đam mê, chăm chỉ, tìm tòi và dành hết tâm huyết vào nó. Vậy nên, bạn đừng ngại code.