Ngành đào tạo: Sư phạm Toán học

Review ngành Sư phạm Toán học của Đại học Sư phạm Hà Nội (HNUE): Ngành “đắt” thí sinh nhất của khối sư phạm

Học Sư phạm Toán học ra chỉ làm giáo viên dạy toán có phải không? Học Sư phạm toán có khó không? Hay đầu vào ngành này cao không? Đây là những thắc mắc của rất nhiều bạn học sinh khi tìm hiểu về ngành học này. Vậy thì hãy cùng mình tìm hiểu những thông tin thú vị về ngành Sư phạm Toán học của Đại học Sư phạm Hà nội để tìm được câu trả lời nhé.

Ngành “đắt” thí sinh nhất của khối sư phạm của HNUE

Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Toán học của Đại học Sư phạm Hà Nội (HNUE)

Ngành Sư phạm Toán học của Đại học Sư phạm Hà Nội có chương trình đào tạo cử nhân là 4 năm. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực để giảng dạy tại các cơ sở giáo dục trên toàn quốc. Bên cạnh đó, sinh viên có thể chọn học lên trình độ Thạc sĩ và Tiến sẽ để có nhiều cơ hội học tập, trao đổi và làm việc với môi trường tiên tiến trên thế giới.

Các môn học trong chương trình đào tạo gồm:

Chất lượng giảng dạy ngành Sư phạm Toán học của HNUE luôn được đánh giá thuộc Top đầu trong khối ngành đào tạo sư phạm. Các thầy cô giảng viên đều là những người có trình độ học vấn cao nhiều GS, Tiến sĩ nổi tiếng trong ngành. Đặc biệt, các thầy cô đều là những người có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và khả năng cập nhật nhanh những kiến thức mới từ các nền giáo dục tiên tiến khác. Chính vì vậy, các kiến thức sinh được học không bao giờ lỗi thời nhé.

Nghiệp vụ sư phạm toán thì các bạn sẽ được rèn luyện ngay từ khi còn là sinh viên tại các trường học trong hệ thống quốc lập trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Vì vậy khi ra trường sinh viên ngành Sư phạm Toán học luôn được đánh giá cao về khả năng giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho học sinh. Bên cạnh đó, các bạn cũng có cơ hội tham gia nhiều cuộc thi toán học trong và ngoài nước, tham gia các công trình nghiên cứu, các câu lạc bộ toán học… để giao lưu, học tập nhé.

Cơ hội việc ngành cho sinh viên khi ra trường

Nhấn mạnh với các bạn một điều rằng sinh viên Sư phạm Toán học ra trường không chỉ có lựa chọn duy nhất là dạy học mà còn có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn khác. Vì cơ hội nghề nghiệp của ngành này rất đa dạng nên trong các đợt tuyển sinh đầu vào của HNUE luôn thu hút rất nhiều thí sinh. Các vị trí công việc cụ thể mà các bạn sẽ làm sau khi tốt nghiệp gồm:

– Giáo viên, giảng viên giảng dạy Toán học tại các trường đại học, cao đẳng, phổ thông trung học, trung học cơ sở. Cũng như tham gia công tác hướng dẫn và bồi dưỡng học sinh giỏi Toán học tại các trường phổ thông trên toàn quốc.

Ngoài công việc dạy học thì sinh viên Sư phạm Toán học còn có nhiều cơ hội khác để theo đuổi

– Cán bộ nghiên cứu chuyên môn tại các tổ chức, cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu.

– Cán bộ Toán học trong các cơ quan, đoàn thể của nhà nước, các viện bảo tàng toán học….

– Biên tập viên lĩnh vực toán học tại các tạp chí khoa học, các nhà xuất bản. Vị trí công việc rất thú vị dành cho sinh viên ngành Sư phạm toán học.

Mong rằng những chia sẻ trong bài viết trên đã giúp các bạn có định hướng chọn ngành và trường tốt nhất cho tương lai của mình nhé. Chúc các bạn thành công!

Thời gian đào tạo: 3,5 năm - 4 năm

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 127 tín chỉ (Chưa bao gồm GDTC và GDQPAN)

Tổ hợp xét tuyển: C00, C03, D14

Ngành Sư phạm Ngữ văn trình độ đại học có mục tiêu đào tạo được đội ngũ giáo viên Ngữ văn tại các trường trung học, chuyên viên phụ trách chuyên môn Ngữ văn tại các cơ sở giáo dục, cán bộ nghiên cứu Ngữ văn tại các cơ quan văn hóa thuộc tỉnh Hải Dương và trong cả nước.

Người học sau khi tốt nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có kiến thức, kĩ năng thực hành nghề nghiệp; có khả năng tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo và giải quyết những yêu cầu của lí luận, thực tiễn dạy học, nghiên cứu Ngữ văn; có khả năng thích nghi với môi trường làm việc, tự thích ứng để học tập suốt đời; có ý thức phục vụ nhân dân.

PO1: Có kiến thức cơ bản, toàn diện, hệ thống về khoa học Ngữ văn và các kiến thức liên ngành khoa học xã hội và nhân văn.

PO2: Có kiến thức đầy đủ, hệ thống và hiện đại về khoa học giáo dục, phương pháp dạy học Ngữ văn.

PO3: Sử dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu khoa học Ngữ văn và khoa học giáo dục.

PO4: Sử dụng thành thạo các kĩ năng dạy học Ngữ văn: lập kế hoạch dạy học Ngữ văn, thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học Ngữ văn, kiểm tra đánh giá năng lực Ngữ văn của học sinh.

PO5: Có năng lực phát triển chương trình Ngữ văn, biên soạn tài liệu sách giáo khoa, tham khảo môn Ngữ văn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

PO6: Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề khoa học giáo dục và khoa học Ngữ văn.

PO7: Có năng lực sử dụng công nghệ thông tin, thiết bị dạy học hiện đại và ngoại ngữ trong dạy học Ngữ văn.

PO8: Có một số năng lực khác như năng lực giao tiếp; năng lực tự học suốt đời; năng lực quản lí thời gian và tổ chức cuộc sống, thích ứng với những biến động của cuộc sống và xã hội; năng lực làm việc theo nhóm, hợp tác, chia sẻ.

PO9: Tuân thủ hiến pháp và luật pháp, có thái độ sống trung thực, trách nhiệm, có kỉ luật, tuyên truyền, vận động, tham gia các hoạt động xã hội có ích cho cộng đồng.

PO10: Rèn luyện đạo đức, tác phong người giáo viên; yêu nghề, say mê nghiên cứu và có ý thức bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Việt.

PO11: Truyền tải và gìn giữ các giá trị của văn hóa truyền thống của Việt Nam và địa phương, phát huy các giá trị phù hợp với thời đại hội nhập, xây dựng các phẩm chất năng động, hội nhập của công dân toàn cầu.

Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn trình độ đại học gồm 16 chuẩn đầu ra (PLO), được xây dựng theo quy định khung năng lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Ngữ văn trình độ đại học phải đạt được các yêu cầu năng lực tối thiểu sau đây:

PLO1: Vận dụng được kiến thức cơ bản về lí luận chính trị và pháp luật Việt Nam trong hoạt động thực tiễn của bản thân và công việc.

PLO2: Vận dụng được các kiến thức tâm lí học, giáo dục học, quản lí nhà trường để tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục.

PLO3: Vận dụng được kiến thức chuyên môn toàn diện vào dạy học Ngữ văn và giáo dục học sinh ở trường phổ thông.

PLO4: Vận dụng được kiến thức cơ bản về văn học, văn hóa, ngôn ngữ để phát triển kiến thức mới, để có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.

PLO5: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học Ngữ văn; khai thác, phát triển được học liệu, phương tiện dạy học hiệu quả để xử lí tốt các tình huống dạy học, giáo dục.

PLO6: Đánh giá được trình độ nhận thức, năng lực người học, nhu cầu phát triển năng lực người học để lựa chọn mức độ kiến thức, kĩ năng, phương pháp giáo dục cho phù hợp.

PLO7: Giao tiếp hiệu quả và thực hiện được hoạt động tư vấn trong hoạt động dạy học, giáo dục và hướng nghiệp.

PLO8: Khai thác được các ứng dụng của công nghệ thông tin để tự học, nghiên cứu khoa học, dạy học, đánh giá và quản lí học sinh.

PLO9: Sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp và hoạt động chuyên môn.

PLO10: Vận dụng được các tri thức đã học vào nghiên cứu, giảng dạy, tổ chức hoạt động trải nghiệm về khoa học Ngữ văn cho học sinh trong môi trường giáo dục đa văn hóa.

PLO11: Vận dụng hiệu quả các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và sự tiến bộ của người học trong học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông.

PLO12: Vận dụng sáng tạo tri thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn ở trường phổ thông.

PLO13: Sử dụng linh hoạt kĩ năng ngôn ngữ và giao tiếp sư phạm trong dạy học Ngữ văn và trong cuộc sống.

2.3. Về mức độ tự chủ và trách nhiệm

PLO14: Thực hiện hành vi ứng xử phù hợp với quy định về đạo đức nhà giáo, quy chế dân chủ ở cơ quan.

PLO15: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng chuyên môn vào quá trình làm việc độc lập, theo nhóm, học tập suốt đời; đánh giá để đưa ra kết luận và có giải pháp cải thiện hiệu quả các hoạt động chuyên môn.

PLO16: Có tư duy phản biện xã hội, tuyên truyền, lan tỏa những thông điệp tích cực đến học sinh, đồng nghiệp, phụ huynh.

Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn trình độ đại học là người học phải tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trình độ tương đương, đáp ứng được:

- Ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố hàng năm cho các phương thức tuyển sinh đào tạo hình thức chính quy sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.

- Ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo giáo viên cho đào tạo hình thức khác chính quy hoặc phương thức tuyển sinh không sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, cụ thể là học lực lớp 12 xếp loại từ giỏi trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên.

- Ngưỡng đầu vào do cơ sở đào tạo quy định đối với người đã trúng tuyển hoặc đã tốt nghiệp các ngành đào tạo giáo viên trước ngày 07 tháng 5 năm 2020 nếu dự tuyển vào học đại học để đạt trình độ chuẩn theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019.

4. Cấu trúc chương trình đào tạo

1. Kiến thức giáo dục đại cương

(Không tính các môn GDTC, GDQP và AN)

Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng và An ninh

GDQP-AN1: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam

GDQP-AN2: Công tác quốc phòng và an ninh

GDQP-AN4: Kĩ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật

Quản lí hành chính NN và quản lí ngành GDĐT

2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Tác phẩm văn học và thể loại văn học

Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục

Các học phần tự chọn (Chọn 1 trong các học phần)

Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII

Văn học Việt Nam từ giữa thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX

Văn học Việt Nam từ 1900 đến 1945

Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975

Văn học Việt Nam từ 1975 đến nay

Văn học phương Tây - Mĩ La tinh

Dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực học sinh

Kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn trong trường phổ thông

Tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Ngữ văn

Phát triển chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn phổ thông

Tự chọn 1 (Chọn 1 trong các học phần)

Văn học và các loại hình nghệ thuật

Tác phẩm văn học nước ngoài và những vấn đề văn học so sánh

Tự chọn 2 (Chọn 1 trong các học phần)

Ngôn ngữ học tri nhận - Từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt

Lí thuyết ba bình diện và việc nghiên cứu hư từ tiếng Việt

Hàm ý hội thoại trong truyện cười dân gian Việt Nam

Tự chọn 3 (Chọn 1 trong các học phần)

Đọc hiểu văn bản trong trường phổ thông theo thể loại

Phát triển năng lực tạo lập văn bản cho học sinh phổ thông

Trò chơi và bài tập tiếng Việt trong trường phổ thông

2.3. Nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm

2.4. Khóa luận tốt nghiệp/ học phần thay thế

Thơ và một số vấn đề về thơ Việt Nam hiện đại

Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THCS, THPT

Dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp

5. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp

Chuyên viên, nhà báo, biên tập viên

Các cơ quan truyền thông, các tạp chí, nhà xuất bản

Cơ quan quản lí giáo dục, viện nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực giáo dục

Các cơ sơ nghiên cứu  Ngôn ngữ, Văn học

Khu di tích lịch sử văn hóa và danh thắng

Không có vị trí việc làm tại môi trường làm việc tương ứng

Người học có thể làm được; người học sẽ làm được tốt hơn nếu tích lũy kinh nghiệm và học thêm (học bổ sung, học nâng   cao trình độ)

Người học sẽ làm được ngay sau khi tốt nghiệp

KHOA NGỮ VĂN VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI

- Trưởng Khoa: TS. Phạm Thị Thu Thủy, Điện thoại: 0915.977.597

- Giao nhiệm vụ Phó trưởng Khoa: TS. Nguyễn Đức Toàn, Điện thoại: 0382.065.123

- Văn phòng Khoa: Tầng 2, Nhà 6 tầng, Trường Đại học Hải Dương (Cơ sở: Số 42, Đường Nguyễn Thị Duệ, Phường Thanh Bình, Thành phố Hải Dương, Tỉnh Hải Dương)