Nghị định thư xuất khẩu tổ yến chính ngạch sang Trung Quốc giữa Bộ NN&PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc về các yêu cầu kiểm dịch, kiểm tra và vệ sinh thú y đối với sản phẩm tổ yến. Nghị định thư có hiệu lực từ ngày 09/11/2022 và kéo dài 5 năm (và tự động gia hạn mỗi 5 năm tiếp theo nếu không có vi phạm và đề nghị chấm dứt của một trong hai bên).

Toàn văn Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch tổ yến sang Trung Quốc:

Nghị định thư bao gồm 16 Điều về các quy định đối với nhà nuôi chim yến, doanh nghiệp chế biến tổ yến, doanh nghiệp xuất khẩu, yêu cầu đối với bao bì, ghi nhãn, yêu cầu về kiểm dịch, kiểm tra, giám sát dịch bệnh và ATTP.

Bộ NN&PTNT sẽ chịu trách nhiệm kiểm dịch, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thú y cho tổ yến xuất khẩu sang Trung Quốc.

Các nhà xuất khẩu và đại lý xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc phải được sự chấp thuận của Cơ quan có thẩm quyền Việt Nam và báo cáo GACC để lập hồ sơ.

Việc sản xuất và chế biến tổ yến để xuất khẩu sang Trung Quốc phải đáp ứng các quy định có liên quan của Việt Nam và Trung Quốc về kiểm dịch, kiểm tra và an toàn thực phẩm. Các nhà nuôi yến phải được đăng ký với Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và được GACC đưa vào hồ sơ. Các cơ sở chế biến tổ yến xuất khẩu sang Trung Quốc phải được đăng ký với GACC theo Quy định của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Đăng ký và Quản lý nhà sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài. Sản phẩm từ các cơ sở chưa đăng ký với GACC sẽ không được nhập khẩu vào Trung Quốc. Các cơ sở phải có năng lực xử lý vệ sinh hiệu quả đối với tổ yến.

Bộ NN & PTNT sẽ cung cấp cho GACC các luật, quy định hành chính, tiêu chuẩn liên quan đến tổ yến, cũng như các chỉ tiêu xét nghiệm, phương pháp, quy trình và tiêu chuẩn áp dụng cho các sản phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc. Các chỉ tiêu về vi rút cúm gia cầm, newcastle, nitrite và kiểm tra cảm quan,… phải được đưa vào tiêu chuẩn.

Cục Thú y Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm sau:

(1) Thực hiện kiểm dịch và kiểm tra tổ yến theo quy định của pháp luật có liên quan của Trung Quốc và Việt Nam.

(2) Chứng nhận tổ yến được sản xuất, chế biến theo hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả, được xử lý nhiệt hiệu quả để không bị nhiễm bất cứ mầm bệnh nào gây hại cho sức khỏe gia cầm hoặc con người và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật và quy định của hai bên.

(3) Chứng nhận tổ yến đã được xử lý hiệu quả và vệ sinh.

(4) Chứng nhận bao bì bên ngoài và container vận chuyển tổ yến đã được khử trùng.

(5) Khi phát hiện sản phẩm tổ yến xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc không đạt yêu cầu, Cục Thú y Việt Nam phải giám sát các cơ sở liên quan để có các biện pháp khắc phục, bao gồm cả việc bắt buộc thu hồi các sản phẩm có nguy cơ ô nhiễm và có thể bị ô nhiễm. Đối với các cơ sở không hoàn thành việc khắc phục sai lỗi một cách hiệu quả, Cục Thú y Việt Nam sẽ đình chỉ xuất khẩu tổ yến của các cơ sở này và thông báo kịp thời cho Trung Quốc.

(1) xây dựng qui định phòng chống dịch bệnh và quản lý nhà yến;

(2) xây dựng quy trình vận hành để kiểm soát vệ sinh đối với tổ yến trong quá trình thu hoạch và vận chuyển; và

(3) hằng năm, xây dựng và thực hiện chương trình kiểm soát dư lượng và kế hoạch giám sát, kiểm soát dịch bệnh để bảo đảm vệ sinh và an toàn thực phẩm tổ yến, bao gồm số lượng mẫu hợp lý từ nhà nuôi yến để xét nghiệm bệnh Cúm gia cầm và Newcastle. Chương trình, kế hoạch và báo cáo kết quả thực hiện phải được gửi cho GACC sau khi kết thúc ba tháng.

Các cơ sở chế biến tổ yến xuất khẩu sang Trung Quốc phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc từ nhà nuôi yến đã đăng ký đến khi xuất khẩu, bảo đảm sản phẩm có thể truy xuất nguồn gốc và thu hồi kịp thời khi có sự cố.

GACC sẽ cấp giấy phép kiểm dịch cho tổ yến nhập khẩu, ngoại trừ sản phẩm tổ yến chế biến sâu và đóng hộp ăn liền. Nếu không có giấy phép, tổ yến sẽ bị cấm nhập khẩu vào Trung Quốc.

Tổ yến xuất khẩu sang Trung Quốc phải được đóng gói bằng vật liệu mới, phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế. Bao bì bên trong và bên ngoài của tổ yến phải được niêm phong và ghi rõ tên và trọng lượng của sản phẩm, tên và số đăng ký của nhà nuôi yến, tên và địa chỉ, số đăng ký của cơ sở chế biến, điều kiện bảo quản, ngày sản xuất và các thông tin liên quan khác bằng tiếng Trung và tiếng Anh và phù hợp với luật pháp, quy định, tiêu chuẩn và yêu cầu liên quan của Trung Quốc.

Mỗi lô hàng tổ yến xuất khẩu sang Trung Quốc phải kèm theo một bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thú y và Giấy chứng nhận xuất xứ. Giấy chứng nhận kiểm dịch thú y phải được cấp bằng cả tiếng Trung và tiếng Anh. Hình thức và nội dung của Giấy chứng nhận kiểm dịch thú y sẽ được hai bên thống nhất trước.

Giấy chứng nhận kiểm dịch thú y do Việt Nam cấp sẽ nêu rõ:

Bộ NN& PTNT sẽ cung cấp mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch thú y, mẫu dấu, mẫu chữ ký tay của cán bộ có thẩm quyền ký Giấy chứng nhận và thông tin của Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cùng các tài liệu liên quan khác, và thông báo cho GACC trước một tháng nếu có bất kỳ thay đổi và chỉnh sửa nào đối với các tài liệu này.

GACC sẽ thực hiện kiểm dịch và kiểm tra tổ yến khi nhập khẩu. Chỉ những tổ yến phù hợp luật pháp, quy định, tiêu chuẩn liên quan và yêu cầu của Trung Quốc mới được phép đưa vào Trung Quốc.

Trong trường hơp phát hiện tổ yến nhập khẩu không đáp ứng các yêu cầu của Nghị định thư này, GACC có quyền tạm giữ, trả lại, tiêu hủy hoặc thực hiện các hành động cần thiết khác đối với tổ yến nhập khẩu đó và thông báo cho Bộ NN&PTNT. Bộ NN&PTNT sẽ thực hiện các biện pháp quan trọng để điều tra nguyên nhân theo yêu cầu của GACC và phản hồi kết quả kịp thời.

Bộ NN& PTNT sẽ xác nhận tình hình dịch bệnh Cúm gia cầm và Newcastle theo các qui định tại Bộ luật động vật trên cạn của Tổ chức Thú y thế giới (WOAH) và báo cáo không có ca bệnh Cúm gia cầm và Newcastle trong khu vực có các nhà nuôi yến trong thời gian mười hai (12) tháng vừa qua. Nếu bệnh Cúm gia cầm, Newcastle hoặc các dịch bệnh lớn khác xảy ra tại các nhà nuôi yến cung cấp nguyên liệu thô hoặc sự cố về an toàn thực phẩm đe dọa sức khỏe con người xảy ra tại cơ sở chế biến, Bộ NN& PTNT sẽ thông báo cho GACC trong vòng hai mươi tư (24) giờ sau khi xác nhận, tạm ngừng xuất khẩu mọi sản phẩm từ các cơ sở có liên quan sang Trung Quốc, thu hồi các sản phẩm có thể bị ảnh hưởng và cung cấp cho GACC các biện pháp gần nhất đã được thực hiện.

GACC sẽ đánh giá tình hình Cúm gia cầm và yêu cầu cơ sở chế biến tổ yến xuất khẩu sang Trung Quốc phải được trang bị các thiết bị xử lý nhiệt có liên quan. Tổ yến xuất khẩu sang Trung Quốc phải được xử lý nhiệt để đạt nhiệt độ tâm sản phẩm không thấp hơn bảy mươi độ C (70oC) và duy trì trong ít nhất ba phẩy năm (3,5) giây để bảo đảm diệt virus Cúm gia cầm hiệu quả.

Để tiếp tục xuất khẩu sang Trung Quốc, Bộ NN& PTNT phải thông báo cho GACC và đạt được sự chấp thuận của GACC. Tổ yến chỉ có thể xuất khẩu sang Trung Quốc sau khi có đánh giá về an toàn thực phẩm. Căn cứ vào tình tình dịch bệnh động vật và an toàn thực phẩm ở Việt Nam, GACC có quyền tạm ngừng nhập khẩu tổ yến có liên quan.

Việt Nam phải bảo đảm rằng hệ thống quản lý an toàn tổ yến của mình luôn hiệu quả và đáp ứng các yêu cầu của luật pháp và quy định của Trung Quốc.

Trong trường hợp cần thiết, GACC có thể tiến hành kiểm tra video từ xa hoặc cử chuyên gia đến Việt Nam để kiểm tra, đánh giá và xác minh sự tuân thủ của tổ yến. Việt Nam sẽ cung cấp hỗ trợ cần thiết để quá trình này diễn ra thuận lợi.

Tổ yến nêu trong Nghị định thư này là sản phẩm được hình thành/làm từ nước bọt của chim yến hàng hoặc chim yến cùng loại đã được loại bỏ bụi bẩn và lông chim, và an toàn cho người tiêu dùng.

Nghị định thư này sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký cuối cùng của cả hai bên và sẽ có hiệu lực trong thời hạn 5 năm. Nghị định thư sẽ tự động có hiệu lực trong các khoảng thời gian 5 năm tiếp theo trừ khi một bên nhận được thông báo bằng văn bản về việc sửa đổi hoặc chấm dứt Nghị định thư từ bên kia 6 tháng trước khi hết giai đoạn hiệu lực. Nghị định thư sửa đổi sẽ có hiệu lực sau khi được sự đồng ý và ký của cả hai bên.

Nghị định thư được ký tại Hà Nội và Bắc Kinh, vào ngày 09 tháng 11 năm 2022, bằng hai bản gốc, mỗi bản bằng tiếng Trung, tiếng Việt và tiếng Anh, tất cả các văn bản có giá trị như nhau. Trong trường hợp có bất kỳ sự khác biệt nào trong cách diễn giải, văn bản tiếng Anh sẽ sử dụng làm cơ sở.

Nghị định thư bao gồm 16 Điều về các quy định đối với nhà nuôi chim yến, doanh nghiệp chế biến tổ yến, doanh nghiệp xuất khẩu, yêu cầu đối với bao bì, ghi nhãn, yêu cầu về kiểm dịch, kiểm tra, giám sát dịch bệnh và ATTP.

Ngày 22 tháng 11 năm 2022, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đã chủ trì Hội nghị triển khai Nghị định thư yêu cầu về kiểm dịch, kiểm tra và vệ sinh thú y đối với sản phẩm tổ yến xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc. Tham dự Hội nghị gồm có: Đại diện Lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật của các đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; 30 Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục quản lý chuyên ngành thú y của một số tỉnh trọng điểm về nuôi chim yến; trên 70 Hiệp hội, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh, chế biến sản phẩm tổ yến.

Sau gần 5 năm nỗ lực trao đổi, đàm phán với rất nhiều cuộc họp kỹ thuật cũng như trao đổi, bổ sung thông tin và đánh giá hệ thống quản lý sản xuất tổ yến của Việt Nam giữa Cục Thú y và Tổng cục Hải quan (TCHQ) Trung Quốc, Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch, kiểm tra và vệ sinh thú y đối với tổ yến  xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc đã được ký giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam và TCHQ Trung Quốc và có hiệu lực từ ngày 09/11/2022. Đây là điều kiện quan trọng để sản phẩm tổ yến của Việt Nam có đầu ra bền vững tại thị trường Trung Quốc.

Ngày 16/11, Bộ NN-PTNT đã chính thức ký Nghị định thư xuất khẩu yến chính ngạch sang Trung Quốc. Chia sẻ niềm vui này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, hiện nay, cả nước có trên 22.000 nhà nuôi chim yến. Sản lượng yến của Việt Nam khoảng 120 tấn, giá trị trên 500 triệu USD. Ngành yến Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển và tiềm năng mang lại giá trị kinh tế cao.

“Việc xuất xuất khẩu tổ yến đi thị trường Trung Quốc sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội cho ngành yến Việt Nam phát triển, đảm bảo ổn định đầu ra cho sản phẩm, mang lại lợi ích kinh tế rất cao, tạo động lực phát triển mạnh mô hình nuôi chim yến, chế biến tổ yến”, ông Hoan nói.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT nhấn mạnh những thuận lợi của sản phẩm yến xuất khẩu sang Trung Quốc. Đó là, Việt Nam có điều kiện rất thuận lợi là gần thị trường Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 80% thị phần toàn cầu. Ngược lại, Việt Nam có tiềm năng về ngành nuôi yến, có bờ biển dài, có các vịnh, đầm, phá… với nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi yến.

Một bên là thị trường lớn, một bên có nhiều điều kiện ưu đãi để nuôi yến, nên từ năm 2019 đến nay, Bộ NN-PTNT đã xây dựng chiến lược phát triển ngành yến, đưa yến sang thị trường Trung Quốc.

Sau 3 năm kiên trì, Việt Nam đã ký được Nghị định thư giữa hai bên, khởi động việc xuất khẩu chính ngạch yến sang thị trường Trung Quốc. Khi kích hoạt được thị trường rộng lớn này thì chuỗi ngành hàng yến của Việt Nam sẽ được cấu trúc lại và tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, thu nhập của người nuôi yến, doanh nghiệp chế biến yến sẽ gia tăng cao hơn.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, sau khi ký xong Nghị định, Bộ NN-PTNT đã giao cho các cơ quan liên quan để tổ chức một hội nghị của bộ nhằm thông tin đầy đủ cho các hiệp hội ngành hàng yến, người nuôi yến ở các địa phương trọng điểm về các yêu cầu của thị trường, vấn đề về truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm…

“Chúng tôi cũng muốn truyền đi thông điệp đến người nuôi yến, doanh nghiệp xuất khẩu, cả ngành hàng yến rằng thời cơ chúng ta đã có rồi, Nghị định thư đã ký, việc còn lại là tâm thế của chúng ta khi xuất khẩu một loại hàng hoá mà thị trường có nhu cầu lớn thì ta phải cấu trúc lại ngành hàng yến.

Tính xa hơn, chúng tôi sẽ tổ chức lại ngành hàng yến, chuyển đổi số trong ngành hàng yến để làm sao có thể kiểm soát được tất cả, từ đó tạo ra niềm tin của người tiêu dùng, niềm tin của thị trường Trung Quốc”, ông Hoan cho biết.

Về lâu dài, Bộ NN-PTNT sẽ chỉ đạo để có chiến lược, kế hoạch phát triển ngành yến Việt Nam có trách nhiệm, bền vững, bảo đảm giữ vững thương hiệu tổ yến Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc, cũng như các thị trường tiềm năng khác.

Ngày 16/3/2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo cấp Mã giao dịch cho phép 2 công ty của Việt Nam được phép xuất khẩu sản phẩm sữa sang thị trường Trung Quốc.

Đó là Công ty FrieslandCampina Hà Nam (sữa tiệt trùng và sữa lên men); và Công ty FrieslandCampina Việt Nam (sữa tiệt trùng, sữa lên men, sữa đặc có đường và các sản phẩm sữa khác).

Công Ty TNHH FrieslandCampina Hà Nam (FRIESLAND CAMPINA HANAM COMPANY LIMITED) được phép xuất khẩu sản phẩm sữa tiệt trùng và sữa lên men sang thị trường Trung Quốc.

Công ty TNHH FrieslandCampina Việt Nam (FRIESLAND CAMPINA VIETNAM COMPANY LIMITED) được phép xuất khẩu sản phẩm sữa tiệt trùng, sữa lên men, sữa đặc có đường và các sản phẩm sữa khác sang thị trường Trung Quốc.

Trước đó, ngày 11/1, Tổng cục Hải quan Trung Quốc cũng đã cấp mã giao dịch cho phép 1 công ty và 1 nhà máy của Việt Nam được xuất khẩu sản phẩm sữa sang Trung Quốc.

Tính đến thời điểm hiện tại, cơ quan chức năng của Trung Quốc đã cấp Mã giao dịch cho phép 9 Công ty/Nhà máy của Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm sữa sang thị trường Trung Quốc. Trong đó bao gồm TH True Milk (sản phẩm sữa tiệt trùng và sữa biến đổi); Hanoimilk (sữa lên men); Công ty Bel Việt Nam (các loại phô mai khác); Nutifood (sữa tiệt trùng, sữa biến đổi và sữa lên men bổ sung hương vị); 3 nhà máy của Vinamilk (Nhà máy Sữa Thống Nhất với sản phẩm sữa đặc, Nhà máy Sữa Sài Gòn với sản phẩm sữa lên men bổ sung hương vị, Nhà máy Sữa Trường Thọ với sản phẩm sữa tiệt trùng, sữa biến đổi, sữa đặc có đường và các sản phẩm sữa đặc khác); Công ty FrieslandCampina Hà Nam (sữa tiệt trùng và sữa lên men); và Công ty FrieslandCampina Việt Nam (sữa tiệt trùng, sữa lên men, sữa đặc có đường và các sản phẩm sữa khác).

Việc liên tiếp có nhiều tên doanh nghiệp sữa của Việt Nam trong danh sách được xuất khẩu sữa sang thị trường Trung Quốc mang lại kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu sữa chính ngạch trong thời gian tới. Đây cũng là cơ hội lớn cho ngành chăn nuôi bò sữa và sản xuất, chế biến sữa của Việt Nam phát triển./.

Điều kiện để sản xuất sữa bột xuất khẩu

Căn cứ theo quy định tại Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện đảm bảo an toàn trong sản xuất thực phẩm, trong đó có sản xuất sữa bột phải đáp ứng các điều kiện sau:

Bên cạnh đó cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện về bảo quản thực phẩm theo quy điinh pháp luật.

Chương 04: Sữa và các sản phẩm từ sữa; trứng chim và trứng gia cầm; mật ong tự nhiên; sản phẩm ăn được gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

0401 – Sữa và kem, chưa cô đặc và chưa pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác.

Để làm thủ tục xuất nhập khẩu sữa, doanh nghiệp cần chủ bị bộ hồ sơ sau: