Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng thời gian tới, nếu Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA) được phía EU phê chuẩn thì chắc chắn quan hệ thương mại giữa hai bên sẽ có tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đóng vai trò chủ lực đối với nền kinh tế quốc gia. Tính đến quý III/2021, kim ngạch xuất khẩu máy tính và linh kiện đang tăng trưởng tích cực, bất chấp vấn đề thiếu nguồn cung cấp tại Châu Âu. Cụ thể, tổng trị giá đạt được 4,8 tỷ USD, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.
Tại quốc gia thành viên như Hà Lan, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử cùng với linh kiện các loại đã gia tăng đáng kể (1,2 tỷ USD, tăng 187 lần so với cùng kỳ năm 2020, chỉ 6,6 triệu USD). Trong khi đó, ở Slovakia đạt 764,5 triệu USD, tăng 47,2% và cộng hòa Séc đạt 131 triệu USD, tăng 109,3%.
Bình quân trong năm 2021, nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng hơn 20%
Mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng
Máy móc thiết bị là giải đáp cuối cùng cho thắc mắc Việt Nam xuất khẩu gì sang EU. Theo Tổng cục Hải Quan, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/5, Việt Nam đạt được 116,8 tỷ USD cho xuất khẩu dụng cụ, phụ tùng hoặc thiết bị máy móc sang Châu Âu, tăng 30,9% (tương đương kim ngạch tăng thêm 27,57 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.
Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này tại quốc gia thành viên của khối EU như Đức đã tăng lên mạnh mẽ, đạt 452,4 triệu USD, tăng tới gần 128% (tương ứng con số tăng thêm gần 254 triệu USD), so với cùng kỳ tháng 4/2021.
Như vậy, dựa vào các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU, có thể kết luận Châu Âu là thị trường tiềm năng đối với hàng hóa của nước ta, nhưng đồng thời, đây cũng là thị trường khó tính, với thủ tục phức tạp về hải quan, nguồn gốc xuất xứ và an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau tác động của đại dịch Covid, nhiều doanh nghiệp cho rằng khâu logistics cũng phải ưu tiên cải thiện.
Để thuận lợi vận chuyển các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU, doanh nghiệp nên lựa chọn công ty logistics uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này
Bởi quy trình logistics không đạt chuẩn, giá cước “đội lên” quá cao, thời gian vận chuyển chậm, khiến lợi thế về xuất khẩu chưa được tận dụng tối đa. Đây cũng là lý do tại sao, đã đến lúc doanh nghiệp Việt Nam nên tính đến phương án lựa chọn công ty vận chuyển uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu, để tăng cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa hơn nữa vào thị trường châu Âu.
Hiện nay, 3W Logistics tự hào là công ty được doanh nghiệp trong và ngoài nước tin tưởng, hợp tác để vận chuyển hàng đi Châu Âu. Tất cả nhờ vào chúng tôi có kinh nghiệm dày dạn, cũng như lợi thế nổi bật trong lĩnh vực logistics, cụ thể:
– 3W Logistics tiếp nhận vận chuyển các loại mặt hàng chủ lực của Việt Nam như nông thủy sản, hàng may mặc, hàng tiêu dùng hoặc hàng gỗ – nội thất.
– Khi xuất khẩu hàng hóa qua Châu Âu, đòi hỏi phải có Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O – Certificate of Origin) để được giảm thuế. Lúc này, lựa chọn 3W Logistics, đội ngũ tư vấn viên của công ty với chuyên môn vững vàng trong tư vấn thủ tục hải quan, có thể hỗ trợ kiểm tra tính hợp lệ hoặc làm mới C/O cho doanh nghiệp.
– 3W Logistics triển khai giải pháp xuất khẩu nông sản sang châu Âu bằng hình thức đa dạng, bao gồm vận chuyển đường biển FCL/LCL, dịch vụ hải quan, dịch vụ Door to Door (thực hiện Giao nhận – Vận chuyển Quốc tế – Thủ tục hải quan trọn gói).
– Là đối tác của hãng tàu biển và hàng không danh tiếng trên thị trường nên 3W Logistics có được mức giá vận tải tốt dành cho doanh nghiệp.
– Công ty có đại lý hỗ trợ ở Châu Âu, hỗ trợ giải quyết yêu cầu của doanh nghiệp một cách nhanh chóng.
Để hiểu thêm về quy trình xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang châu Âu, đồng thời được báo giá chi tiết về mỗi loại hình vận chuyển, doanh nghiệp liên hệ với công ty 3W Logistics thông qua:
● Tòa nhà Sohude, Lầu 2, số 29 Thăng Long, phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
● Số điện thoại: +84 28 3535 0087.
● Tòa nhà Ngọc Khánh, Lầu 5, số 37 Nguyễn Sơn, phường Ngọc Lâm, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
● Số điện thoại: +84 243 202 0482.
● Tòa nhà Sơn Hải, số 452 Lê Thánh Tông, phường Vạn Mỹ, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng.
● Số điện thoại: +84 022 5355 5939.
Thị trường EU được đánh giá là thị trường tiêu dùng rộng lớn và đầy tiềm năng cho xuất khẩu các mặt hàng nông sản và thủy sản của Việt Nam. Ngay sau khi EVFTA có hiệu lực (ngày 01/8/2020), có khoảng 220 số dòng thuế các sản phẩm thủy sản có thuế suất cơ sở 0-22%, số dòng thuế còn lại sẽ được cắt giảm về 0% theo lộ trình 3-7 năm (VASEP,2020). Tuy nhiên, năm 2020 cũng là năm cả EU và Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19.
Vì vậy, để tận dụng tốt các điều kiện ưu đãi từ Hiệp định EVFTA, để giúp các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn, thách thức trong bối cảnh thực thi Hiệp định cũng như chịu tác động xấu từ đại dịch COVID-19, rất cần các chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng.
2. Khái quát về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong những năm 2016-2021
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU đã giảm dần trong các năm 2017-2020, sau khi tăng từ 1,22 tỷ USD vào năm 2016 đến gần 1,5 tỷ USD vào năm 2017. Năm 2020, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU chỉ đạt 958,7 triệu USD, giảm khoảng 26% so với năm trước, đây là mức giảm nhiều nhất trong giai đoạn 2017-2020. Nguyên nhân của việc suy giảm kim ngạch vào năm 2020 là do Anh rời khỏi thị trường EU, trong khi đây là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của khối này với kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam từ 280 - 340 triệu USD/năm. Bên cạnh đó là nguyên nhân xuất phát từ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 ở khu vực thị trường EU.
Tháng 8/2020, Hiệp định EVFTA có hiệu lực, đây được coi là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU. (Xem Biểu đồ 1)
Năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt trị giá 8,9 tỷ USD (tăng 5.8% so với cùng kì năm 2020). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU khoảng 1,077 tỷ USD, tăng 12,3% so với năm 2020, đưa EU là thị trường đứng thứ ba sau Mỹ và Nhật Bản. Có thể nói, đây là một kết quả tích cực trong năm đầu tiên Việt Nam thực thi EVFTA, các doanh nghiệp đã tận dụng được tốt các điều kiện ưu đãi do Hiệp định này mang lại. Con số này có thể cao hơn nữa nếu như quý III sản xuất thủy sản của Việt Nam không bị gián đoạn bởi đại dịch COVID-19.
Về cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU, tôm là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu nhiều nhất. (Xem Biểu đồ 2.)
Trong 3 năm liên tiếp gần đây, tôm vẫn luôn là mặt hàng chủ lực dẫn đầu trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU. Năm 2021, xuất khẩu tôm đạt 613,136 triệu USD, tăng trưởng 18.6% so với năm 2020 (517,108 triệu USD). Trong đó, XK sang Hà Lan tăng 10%, sang Đức tăng 25% và Bỉ tăng 19%.
Đứng thứ hai trong cơ cấu này là cá ngừ, với tỉ trọng 13.4%, tăng 6.4% so với năm 2020. Các mặt hàng cá ngừ chế biến tăng mạnh, ngược lại cá ngừ tươi lại có dấu hiệu giảm 18%. Điều này dần chứng tỏ được giá trị sản phẩm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Cá tra vẫn giữ vị trí là một trong sản phẩm chính xuất khẩu sang EU ( chiếm gần 10% tỉ trọng). Tuy nhiên, trong vòng 3 năm trở lại đây, tỉ trọng này liên tục giảm. Nếu năm 2020, xuất khẩu cá tra đạt 127,778 triệu USD, thì hết năm 2021 con số này chỉ đạt 106,190 triệu USD, giảm gần 17% tốc độ tăng trưởng. Một trong những lý do khiến kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm tại thị trường EU đó là tính cạnh tranh của mặt hàng này tương đối lớn, lượng tiêu thụ ở nhiều thị trường chưa tăng, thêm vào đó tính chi phí logistic, chi phí vận chuyển,.. lại tăng đáng kể.
3. Một số cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi thực hiện xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA
Thứ nhất, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU lớn. EU là một trong những thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU là 50 tỷ USD/năm, Việt Nam chỉ xếp hạng sau Trung Quốc về lượng thủy sản cung cấp cho EU. Chính bởi vậy khi đàm phán Hiệp định EVFTA, mặt hàng này được quan tâm rất nhiều để giúp thủy sản Việt Nam tận dụng được nhiều hơn nữa các cam kết ưu đãi về thuế nhập khẩu, ngày một nâng cao năng lực cạnh tranh, thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường EU. Đây sẽ là một trong những thuận lợi vô cùng to lớn đối với Việt Nam.
Thứ hai, ưu đãi về thuế quan, giá thành sản phẩm cạnh tranh. EVFTA đem lại cơ hội cho thủy sản Việt Nam hưởng ưu đãi thuế và cạnh tranh về giá, điều này giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Trước khi EVFTA đi vào thực thi, Việt Nam đang được hưởng thuế ưu đãi GSP dành cho nhóm các nước đang phát triển (thấp hơn 3,5% so với thuế thông thường), nhưng vẫn là mức tương đối cao. Trong khi thuế nhập khẩu trung bình xét theo tỷ trọng thương mại giữa các nhóm sản phẩm của hàng Việt Nam nhập khẩu vào EU là 7% thì riêng mặt hàng thủy sản là 10,8% (VASEP, 2018).
Chính vì mức thuế cao, nên mặt hàng thủy sản Việt Nam bị giảm tính cạnh tranh về giá khi khách hàng EU có xu hướng chọn sản phẩm từ các nước có mức thuế suất thấp hơn. Vì vậy, khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, hầu hết các mặt hàng thủy sản của Việt Nam sẽ được giảm thuế ngay hoặc theo lộ trình cụ thể sẽ là yếu tố giúp giá cả thủy sản Việt Nam sang EU rẻ hơn và chiếm được nhiều thị phần hơn. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khó khăn về kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao như hiện nay, người dân EU sẽ ngày càng thắt chặt chi tiêu và chú ý lựa chọn các mặt hàng có giá cả cạnh tranh hơn.
Thứ ba, tăng cường thu hút vốn đầu tư vào nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản. Các doanh nghiệp EU có thể tận dụng được các lợi thế phát triển thủy sản của Việt Nam đang có sẵn mà không tốn thời gian và chi phí để nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, giảm thiểu được rủi ro và phát sinh trong đầu tư; Khai thác tiềm năng sẵn có của nguồn lợi thủy sản phong phú mà EU không thể nuôi trồng do đặc thù về môi trường sinh trưởng như cá tra, cá ba sa, cá nục hoặc phải nhập khẩu do hạn chế về giới hạn sinh học như cá ngừ. Đồng thời, họ có thể tận dụng hệ thống cơ sở hạ tầng đã có sẵn của lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản, trên cơ sở đó chỉ cần nâng cấp lên cho phù hợp với mục đích sử dụng, thay vì phải xây dựng lại từ đầu.
Các nhà đầu tư EU còn có thể tận dụng các phụ phẩm dư thừa từ quá trình chế biến thủy sản để làm thành các sản phẩm giá trị gia tăng, như: chế biến dầu Diesel từ mỡ cá tra cá basa, tách chiết omega 3 từ phụ phẩm cá ngừ để làm dầu cá hay sản xuất thức ăn cho cá và tôm từ bột gan mực, từ đó bán ra thị trường nội địa để gia tăng lợi nhuận. Đây sẽ là động lực mạnh mẽ khuyến khích các nước châu Âu quan tâm đầu tư thêm vốn cho ngành Thủy sản Việt Nam.
Thứ tư, tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiến bộ hiện đại, giúp nâng cao chất lượng của sản phẩm thủy sản xuất khẩu. EVFTA mở ra cơ hội lớn cho thủy sản Việt Nam, vì thông qua đó chúng ta có thể thu hút vốn đầu tư, tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại qua các hợp tác chuyển giao công nghệ, cung cấp máy móc chế biến thủy sản, ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng phát triển con giống, học hỏi các mô hình nuôi trồng công nghệ cao và năng suất cao, chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý, chế biến và bảo quản thủy sản. Các yếu tố đem lại từ FTA sẽ góp phần lớn vào nâng cao chất lượng nuôi trồng, hiện đại hóa công nghệ chế biến, từ đó sẽ cải thiện chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu đáng kể.
Tham gia EVFTA đồng nghĩa với việc Việt Nam đã đồng ý tuân thủ các cam kết về hàng rào kỹ thuật (TBT) và các biện pháp an toàn kiểm dịch động vật (SPS) cho các sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Các yêu cầu nghiêm ngặt, khắt khe về chất lượng, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch động vật sẽ là các yêu cầu bắt buộc cho thủy sản Việt Nam vượt qua những tiêu chuẩn của hàng rào kỹ thuật. Nó sẽ là động lực để các doanh nghiệp thủy sản và toàn ngành Thủy sản Việt Nam phải cải tiến, loại bỏ những yếu kém và thay đổi, cải tổ để đạt được các tiêu chuẩn EU đặt ra.
Thứ nhất, cạnh tranh gay gắt tại thị trường thủy sản EU. EU là thị trường lớn, với tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người lên đến 24.35kg/người. Với sức tiêu thụ và quy mô thị trường như vậy có rất nhiều nước thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào EU, vì thế Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ khác. Trong khi ngành Thủy sản hiện này vẫn còn sản xuất nhỏ lẻ, chưa đồng bộ, chưa có quy hoạch, các sản phẩm thủy sản còn đơn điệu, chưa đem lại giá trị gia tăng cao.
Mức độ công nghệ hóa thấp gây ra việc kiểm soát môi trường chưa đảm bảo, bên cạnh đó các yêu cầu từ thị trường, nhà nhập khẩu (chất lượng, môi trường, lao động, sản xuất bền vững, trách nhiệm xã hội,…) ngày càng khắt khe hơn.
Thứ hai, những thách thức từ việc tuân thủ, thực thi các quy định của Hiệp định EVFTA, cụ thể:
Theo World Bank, yêu cầu về quy tắc xuất xứ là một trong những thách thức chính mà Việt Nam phải vượt qua. Ngay cả khi sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam, các nhà nhập khẩu EU chưa chắc đã công nhận nguồn gốc đó, vì sản phẩm của Việt Nam nói chung còn phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu. Thời gian gần đây, nguyên liệu trong nước chỉ cung cấp khoảng 40 - 45% công suất chế biến, hàng năm phải nhập khẩu tới cả tỷ USD thủy sản nguyên liệu. Phụ thuộc nguyên liệu đầu vào quá lớn, cơ hội được ưu đãi thuế càng ít, cho dù có đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng để vào do quy định EVFTA đối với xuất xứ cộng gộp là giá thành nguyên liệu ngoại khối không vượt quá 10%. Ngoài ra, các tiêu chuẩn khắt khe về truy suất nguồn gốc EU đặt ra nhiều quy định về điều kiện tổ chức sản xuất, môi trường,… không phải DN nào cũng có thể đáp ứng được.
- Tuân thủ về quy định vệ sinh an toàn thực phẩm
Trước đây, việc thủy sản Việt Nam xuất khẩu rồi bị trả lại đã diễn ra nhiều lần không những gây thiệt hại cho doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến uy tín chung của thủy sản Việt. Chỉ riêng trong năm 2018, đã có khoảng 80 lô hàng thủy sản của Việt Nam vào EU và các thị trường nhập khẩu cảnh báo không đảm bảo chất lượng và bị trả về. Số lượng hàng bị trả về gấp 2 lần trong năm 2017.
Việt Nam trước đây do hạn chế về tiềm năng, năng lực khai thác ngư trường, tổ chức quản lý, khai báo sản phẩm không đúng yêu cầu nên có những sai phạm trong đánh bắt. Ngày 23/10/2017, EU đã chính thức rút thẻ vàng với Việt Nam. Bị rút thẻ vàng có nghĩa tất cả những hải sản của Việt Nam xuất sang EU sẽ bị kiểm soát 100%, trong khi trước đó kiểm soát có xác suất. Còn nếu nghiêm trọng hơn chuyển từ thẻ vàng sang thẻ đỏ nghĩa là 27 nước thành viên trong EU sẽ không nhập hải sản của Việt Nam nữa. Theo Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP), sau 2 năm EC đưa ra cảnh báo “thẻ vàng” đối với hoạt động khai thác, đánh bắt thủy hải sản Việt Nam, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang châu Âu (EU) giảm mạnh.
3.3. Một số chính sách của Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA
3.3.1. Chính sách hỗ trợ thương nhân tận dụng những ưu đãi từ Hiệp định EVFTA để thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường EU
Ngay sau khi EVFTA có hiệu lực vào ngày 01/8/2020, Chính phủ Việt Nam cùng với các Bộ, ngành liên quan đã ban hành một loạt các văn bản hướng dẫn và kế hoạch thực hiện EVFTA. Sau một năm Hiệp định có hiệu lực, đã có 19 Bộ, ngành và 57 tỉnh thành phố trên cả nước ban hành kế hoạch thực hiện EVFTA.
Chính phủ đã ban hành Đề án Thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030 theo Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 05/02/2021, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, bổ sung các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông - lâm - thủy sản (NLTS) mang thương hiệu của Việt Nam.
Trong đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan rà soát, bổ sung các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm NLTS mang thương hiệu của Việt Nam; Phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu bổ sung chính sách ưu đãi đối với vận chuyển NLTS trong nước và xuất khẩu đặc biệt cơ chế hỗ trợ cước phí vận chuyển NLTS tham gia hội chợ triển lãm phục vụ quảng bá.
Tiếp nhận những phản ánh khó khăn, vướng mắc của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam về vấn đề nước thải chế biến thủy sản, vấn đề phạt chậm nộp thuế giá trị gia tăng đối với lô hàng xuất khẩu bị trả về, các khó khăn trong kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm sản phẩm thủy sản,… Bộ Công Thương đã báo cáo Chính phủ và tại Nghị quyết số 63/NQ-CP nêu trên, Chính phủ giao các Bộ, cơ quan, địa phương: “Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu, nhất là đối với các ngành hàng có đóng góp quan trọng cho xuất khẩu như dệt may, da giầy, thủy sản,...”.
Để hỗ trợ giảm chi phí, đặc biệt là chi phí vận tải, Bộ Công Thương cũng đã đề xuất Chính phủ giao các Bộ, cơ quan, địa phương “Rà soát các loại phí đối với phương tiện, hàng hóa xuất nhập khẩu, nhất là hàng xuất khẩu, để chủ động giảm phí đến hết năm 2021 cho các doanh nghiệp”.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) theo Quyết định số 3233/QĐ-BNN-HTQT ngày 22/8/2020. Theo đó, đưa ra các nhiệm vụ về tuyên truyền, phổ biến thông tin về EVFTA cho các đối tượng liên quan, xây dựng pháp luật, thể chế: sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Nông nghiệp, trong đó có thủy sản.
Để hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi thuế quan, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 11/2020/TT-BCT quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) làm cơ sở pháp lý quan trọng để hàng hóa xuất khẩu đi các thị trường thuộc khối EU được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi ngay khi Hiệp định có hiệu lực và được hưởng ưu đãi về thuế quan theo cam kết của Hiệp định.
3.3.2. Chính sách phát triển thị trường trong khối EU để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản
Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch nhằm triển khai các giải pháp phát triển xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 (Quyết định số 1993/QĐ-BCT ngày 20 tháng 8 năm 2021). Theo đó, Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị thực hiện những yêu cầu như sau:
- Tăng cường cung cấp thông tin thị trường, các hoạt động xúc tiến thương mại hướng đến các thị trường còn dư địa phát triển như các thị trường Đông Âu, Bắc Âu,…
- Đẩy mạnh các hoạt động phối hợp với các sàn thương mại điện tử lớn trên thế giới như Amazon, Alibaba,… để hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu thông qua thương mại điện tử; tăng cường cơ chế cảnh báo sớm về các vụ việc phòng vệ thương mại trên thị trường ngoài nước; hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại; khởi kiện các biện pháp phòng vệ, bảo hộ bất hợp lý ra cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
Việc hình thành và phát triển các sàn thương mại điện tử chính là giải pháp mang tính nền tảng để doanh nghiệp tiếp cận thị trường dễ dàng, nhanh chóng và nâng cao năng lực tận dụng tối đa những cơ hội do Hiệp định thương mại mang lại.
Để hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tối đa được các ưu đãi từ EVFTA, Bộ Công Thương đã chủ động nghiên cứu về thị trường cụ thể tại 27 nền kinh tế thành viên của EU gồm thế mạnh của mỗi thị trường là gì, tại mỗi thị trường mặt hàng nào của Việt Nam có thế mạnh, có cơ hội nhập khẩu vào, cần những tiêu chuẩn nào đế sản phẩm thế mạnh được nhập khẩu vào, các “đối thủ” cùng mặt hàng,…
Với mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động XTTM của các cơ quan, tổ chức XTTM, doanh nghiệp, hợp tác xã cũng như để nâng cao nhận thức và năng lực về ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong hoạt động XTTM, Bộ Công Thương đã chủ trì xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt và ban hành Quyết định số 1968/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2021 về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030”.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều hoạt động XTTM trực tuyến nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam quảng bá sản phẩm.Bên cạnh đó, Bộ Công Thương vẫn đang tiếp tục triển khai thực hiện mạnh các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường EU. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ EVFTA, tháo gỡ rào cản về vận chuyển, kho bãi, logistic,... tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Đồng thời, ưu tiên triển khai các hoạt động xúc tiến xuất khẩu vào các thị trường khôi phục sớm sau đại dịch.
3.3.3. Chính sách đối với sản phẩm nhằm đáp ứng những quy định của thị trường EU
- Chính sách đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ
Ngày 09/02/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành công văn số 859/BNN-QLCL về việc tăng cường hiệu quả kiểm soát chất lượng (CL), an toàn thực phẩm (ATTP) thủy sản. Theo đó, Bộ yêu cầu các doanh nghiệp chế biến thủy sản thực hiện ngay các giải pháp sau:
Thứ nhất, chủ động nghiên cứu, cập nhật đầy đủ các quy định của thị trường nhập khẩu về chất lượng, an toàn thực phẩm để tổ chức thực hiện trong quá trình sản xuất, chế biến xuất khẩu. Trong đó, lưu ý tập trung kiểm soát mối nguy, sản phẩm và yêu cầu của một số thị trường đã được Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản phổ biến, hướng dẫn thời gian qua.
Thứ hai, trong bối cảnh Việt Nam đã ký kết và thực thi một số Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA, UKVFTA, VN-EAEU FTA,...), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mang lại nhiều ưu đãi thuế quan. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần thiết lập và thực hiện hiệu quả hệ thống truy xuất nguồn gốc trong toàn bộ quá trình sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm trước khi tiêu thụ ra thị trường; nNghiêm túc tuân thủ các quy tắc về xuất xứ, nghĩa vụ thuế theo quy định của thị trường về nhằm tránh vụ việc điều tra về lẩn tránh thuế, gian lận về xuất xứ,...
Thứ ba, thiết lập chủ động kênh thông tin giữa nhà nhập khẩu, doanh nghiệp và cơ quan quản lý để kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc trong xuất khẩu, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chất lượng, an toàn thực phẩm.
- Về chính sách phát triển thương hiệu sản phẩm
Đề án Thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030 theo Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 05/02/2021, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, bổ sung các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản mang thương hiệu của Việt Nam. Chính phủ đặt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản (NLTS), tham gia toàn diện và bền vững vào chuỗi cung ứng NLTS, thực phẩm toàn cầu; Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm NLTS xuất khẩu của Việt Nam nhằm đáp ứng được các quy định của các thị trường nhập khẩu; Tiếp tục định vị và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm NLTS của Việt Nam trên thị trường quốc tế
Ngoài ra, để tháo gỡ cho sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, Chính phủ còn đưa ra những chính sách về giảm thuế, hỗ trợ vay vốn cho các doanh nghiệp (hỗ trợ tối đa 15 tỷ đồng/dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản, hay thực hiện giãn nợ tối đa 24 tháng và hạ lãi suất đối với khoản vốn đã vay).
4. Một số giải pháp nhằm tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA
Một là, hoàn thiện chính sách hỗ trợ thương nhân.
Nhà nước nên dành ra khoản ngân sách hợp lý, đồng thời đứng ra huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức để đầu tư đồng bộ vào các vùng sản xuất nguyên liệu với diện tích lớn và công nghệ hiện đại, tập trung vào các sản phẩm chủ lực của ngành Thủy sản và phát triển thêm các mặt hàng thủy sản có tiềm năng như cá rô phi, cá điêu hồng.
Nhà nước cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp được phép nhập khẩu nguyên liệu bù đắp vào phần thiếu hụt trong nước để đẩy mạnh hoạt động sản xuất các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng cao. Tuy nhiên, bên cạnh việc tạo ra sự thông thoáng hơn, cũng cần chú ý tới việc quản lý nguồn gốc, chất lượng, vệ sinh dịch tễ,… để đảm bảo đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm, quy tắc xuất xứ và truy xuất nguồn gốc của thị trường EU.
Hai là, hoàn thiện chính sách về phát triển thị trường.
Đầu tiên, các doanh nghiệp Việt Nam cần từng bước gia nhập kênh phân phối thị trường EU. Về lâu dài, để xuất khẩu thủy sản sang EU đạt hiệu quả cao nhất, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nên có một hệ thống phân phối riêng. Tuy nhiên, đó là kế hoạch dài hạn, do hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chưa đủ khả năng về năng lực tài chính và thời gian có hạn. Vì vậy, trước mắt, doanh nghiệp có thể sử dụng giải pháp là liên kết với cộng đồng người Việt tại EU để đầu tư sản xuất, chế biến và xuất khẩu những mặt hàng thủy sản mà thị trường EU đang có nhu cầu. Hai bên cùng góp vốn đề thành lập liên doanh.
Phía Việt Nam với ưu thế về lao động, nguyên liệu và nhà xưởng sẽ chịu trách nhiệm sản xuất. Phía nước ngoài với sự nhạy bén trong kinh doanh và kênh phân phối có sẵn sẽ chịu trách nhiệm tiêu thụ hàng hóa. Bằng cách này, hàng hóa được sản xuất sẽ thuận lợi trong việc thâm nhập kênh phân phối trên thị trường EU, đồng thời đáp ứng tốt và kịp thời thị hiếu của người tiêu dùng nước này. Các doanh nghiệp Việt Nam lớn có nguồn hàng ổn định có thể liên kết dưới nhiều hình thức với các công ty thương mại hay các nhà phân phối lớn tại EU, nhờ đó thâm nhập trực tiếp vào kênh phân phối chủ đạo trên thị trường này như các hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ.
Bên cạnh đó, cần tăng cường hợp tác và liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản trong nước với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài nhằm mở rộng thị trường. Hiện nay, xuất khẩu thủy sản sang EU chỉ có khoảng 10 doanh nghiệp lớn, còn lại là đa phần là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Vì vậy, nếu chỉ tách ra hoạt động riêng lẻ thì khó có thể cạnh tranh được với hàng thủy sản nội địa và với các cường quốc xuất khẩu khác. Các doanh nghiệp Việt Nam vì thế cần liên kết và hợp sức lại để nâng cao khả năng cạnh tranh tại thị trường EU.
Ba là, hoàn thiện chính sách về sản phẩm.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm giá trị gia tăng
Các doanh nghiệp cần tích cực tiếp nhận chuyển giao các công nghệ hiện đại từ nước ngoài, đồng thời đào tạo công nhân để vận hành hiệu quả các thiết bị, dây chuyền ấy. Các tiêu chuẩn tiên tiến như HACCP, ISO 9000, ISO 14000,… cũng cần được tăng cường áp dụng vào toàn bộ quá trình sản xuất để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp cần có quỹ dành cho việc nghiên cứu phát triển sản phẩm. Danh mục sản phẩm phải được mở rộng dựa trên thị hiếu của thị trường nhập khẩu. Phần giá trị thêm vào sản phẩm cũng cần phải sáng tạo và khác biệt với các đối thủ để tăng sức cạnh tranh trên thị trường, không chỉ là tạo ra hương vị mới, màu sắc hấp dẫn, mà còn có thể bổ sung các chất dinh dưỡng, nhiều cách chế biến khác nhau, hay bao bì nhãn mác bắt mắt hơn, tiện dụng hơn, kiểu dáng thiết kế mới lạ, độc đáo.
- Tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp và người nông dân
Để có được sự phát triển ổn định, việc hợp tác giữa các doanh nghiệp với người nông dân cần phải ưu tiên thực hiện trước nhất. Nguồn nguyên liệu có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Vì vậy, các doanh nghiệp phải đảm bảo có được nguồn cung đầu vào đáp ứng được cả về khối lượng lẫn chất lượng. Để có được sự chủ động đó, các doanh nghiệp phải tiến hành ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các trại nuôi trồng thủy sản, đồng thời giúp đỡ người nông dân về kỹ thuật nuôi trồng, chọn giống, thức ăn, thuốc thú y, kiểm soát dịch bệnh và đặc biệt là kỹ thuật bảo quản nguyên liệu sau khi thu hoạch.
- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu
Cộng đồng doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cùng nhau xây dựng một thương hiệu chất lượng chung cho các sản phẩm thế mạnh như cá tra, tôm, cá khô và nhuyễn thể. Các sản phầm nào đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng mới được gắn logo và hình ảnh thương hiệu hàng thủy sản Việt Nam chất lượng cao. Các sản phẩm nào không duy trì được chất lượng sẽ bị loại khỏi danh sách. Có như vậy, thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU nói riêng và thế giới nói chung sẽ đảm bảo được chất lượng đồng đều, đồng thời cũng là động lực để các doanh nghiệp nỗ lực thường xuyên kiểm soát chất lượng trên tất cả các khâu, duy trì và đảm bảo hàng đạt chuẩn. Ngoài ra, một số thương hiệu truyền thống như tôm sinh thái Cà Mau, nghêu Bến Tre, cá basa An Giang,… cũng cần được duy trì và tiếp tục quảng bá, mở rộng thương hiệu trên thị trường EU.
Bốn là, thực hiện tốt quy định về truy xuất nguồn gốc xuất xứ cho thủy sản.
Thực hiện tốt truy xuất nguồn gốc là giải pháp chiến lược để giải quyết vấn đề thẻ vàng cảnh báo IUU của EU. Để làm được như vậy, các doanh nghiệp cần đầu tư các ứng dụng phần mềm thông minh như I-tracing, công nghệ đám mây và blockchain để quản trị sản xuất, số hóa các dữ liệu trong nuôi trồng thủy sản, như: Quản lý giống, quản lý ao, quản lý cho ăn, quản lý tăng trưởng, thu hoạch,... Các chủ tàu đánh bắt cá cần đầu tư kinh phí vào lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, sử dụng ứng dụng công nghệ ghi nhật ký khai thác và truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử (eCDT) do Tổng cục Thủy sản đề ra, từ đó giúp cơ quan chức năng nhanh chóng truy xuất nguồn gốc thủy sản đánh bắt dựa trên các dữ liệu điện tử thay vì nhật ký giấy thô sơ như trước đây.