Là một quốc gia vùng nhiệt đới với đường bờ biển dài hơn 3.000 km, nơi sinh sống của hơn 1.300 loài sinh vật biển, Việt Nam sở hữu tất cả lợi thế và tiềm năng để phát triển một ngành thủy sản trù phú.

GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO, ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Việt Nam đã chủ động quy hoạch các vùng có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, như Ninh Thuận, Bình Thuận và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, trở thành trung tâm phát triển năng lượng tái tạo. Điều này không chỉ tạo động lực thúc đẩy đầu tư vào các dự án năng lượng sạch, mà còn góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng năng lượng, phục vụ nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng của xã hội và thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, chuyển dịch sang nền kinh tế xanh, thực hiện các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, cơ chế tín dụng xanh và tài chính bền vững đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Thông qua các tổ chức tài chính, các khoản vay ưu đãi được cung cấp cho các dự án năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió và các nguồn năng lượng sạch khác, giúp giảm bớt chi phí ban đầu cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp hơn, khuyến khích sự tham gia mạnh mẽ của khu vực tư nhân vào các dự án bền vững.

Các gói tín dụng xanh và trái phiếu xanh là những giải pháp tài chính hiệu quả, hỗ trợ việc huy động vốn cho các dự án có tác động tích cực đến môi trường. Trái phiếu xanh cho phép các nhà đầu tư đóng góp vào các dự án xanh, trong khi nhận được lợi nhuận ổn định từ các khoản đầu tư an toàn và minh bạch.

Các cơ chế tài chính xanh không chỉ giúp tăng cường đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, mà còn góp phần vào mục tiêu giảm thiểu biến đổi khí hậu và đạt được các cam kết quốc tế. Việc triển khai tín dụng xanh và tài chính bền vững còn thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ, tạo việc làm mới và tăng cường cơ hội hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ sạch và bảo vệ môi trường.

Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế nhằm khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và bền vững. Các dự án năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió và điện sinh khối được hưởng lợi từ chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giúp các nhà đầu tư giảm gánh nặng tài chính và tăng khả năng sinh lời trong dài hạn. Thuế nhập khẩu đối với các thiết bị và công nghệ phục vụ phát triển năng lượng tái tạo cũng được miễn, giảm đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các công nghệ tiên tiến từ nước ngoài.

Chính sách miễn, giảm thuế xanh giúp hạ thấp chi phí đầu tư ban đầu, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đầu tư vào các dự án năng lượng sạch, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp năng lượng tái tạo phát triển mạnh mẽ. Việc miễn, giảm thuế cũng góp phần thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, mở ra nhiều cơ hội hợp tác quốc tế và phát triển bền vững trong tương lai.

Ngoài ra, các chương trình trợ cấp và hỗ trợ kỹ thuật đóng vai trò thiết yếu trong thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trung tâm của năng lượng sạch trong khu vực. Thông qua các chính sách trợ cấp, nhiều dự án năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió và năng lượng sinh khối đã nhận được hỗ trợ tài chính để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí nghiên cứu, phát triển và triển khai, giúp giảm đáng kể gánh nặng đầu tư ban đầu cho các nhà phát triển dự án, tạo điều kiện thuận lợi để họ thử nghiệm và áp dụng các công nghệ mới.

Chính phủ Việt Nam cũng cam kết cung cấp các chương trình đào tạo và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư, giúp nâng cao năng lực chuyên môn và tiếp cận với những tiến bộ kỹ thuật hiện đại nhất trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Việc thúc đẩy đào tạo và chuyển giao công nghệ còn tạo điều kiện cho việc xây dựng các mô hình sản xuất, vận hành bền vững và hiệu quả hơn, từ đó đóng góp vào sự phát triển lâu dài của ngành năng lượng tái tạo và bảo đảm an ninh năng lượng cho quốc gia.

Giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đã, đang và sẽ tiếp tục là động lực mạnh mẽ để Việt Nam thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, đạt được các mục tiêu quốc gia về giảm phát thải, bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh năng lượng.

Song song với giáo dục, nghiên cứu khoa học là yếu tố quyết định để phát triển các công nghệ tiên tiến và đưa ra những giải pháp sáng tạo trong việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng sạch một cách hiệu quả.

Chuyển giao công nghệ là bước tiếp nối quan trọng để đưa các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư tiếp cận với những công nghệ tiên tiến nhất. Việc chuyển giao công nghệ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu, tăng cường khả năng cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển của các mô hình kinh doanh bền vững. Quá trình này còn tạo ra cơ hội hợp tác quốc tế, giúp Việt Nam tiếp thu những kinh nghiệm quý từ các quốc gia phát triển trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Nhờ sự hỗ trợ đồng bộ về tài chính và kỹ thuật, Việt Nam đang từng bước chuyển dịch sang nền kinh tế ít carbon, đồng thời đáp ứng được các mục tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường.

Phát triển năng lượng tái tạo không chỉ là chìa khóa để giảm thiểu phát thải khí nhà kính mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. Năng lượng tái tạo giúp giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, từ đó giảm lượng khí CO2 và các loại khí nhà kính khác phát thải ra môi trường, góp phần làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu.

Phát triển năng lượng tái tạo đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia có đường bờ biển dài như Việt Nam, mang lại lợi ích về môi trường, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới; đặc biệt, trong các ngành công nghiệp sản xuất, lắp đặt và bảo trì hệ thống năng lượng tái tạo, giúp giảm tình trạng thất nghiệp, tạo ra những kỹ năng mới, góp phần xây dựng lực lượng lao động có tay nghề cao trong lĩnh vực công nghệ xanh.

Năng lượng tái tạo cũng giúp giảm chi phí vận hành và cung cấp nguồn năng lượng ổn định, góp phần tăng cường an ninh năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững.

Những lợi ích từ nông nghiệp “thuận thiên”

Lợi ích đầu tiên của nông nghiệp "thuận thiên" là cải thiện sức khỏe. Bằng cách sử dụng phương pháp canh tác an toàn và thân thiện với môi trường, giúp giữ lại các chất dinh dưỡng trong đất và bảo vệ sức khỏe của người dân. Sản phẩm nông nghiệp theo phương pháp này giàu dinh dưỡng, ít độc hại hơn sản phẩm truyền thống, nhờ vào việc sử dụng phân bón hữu cơ và biện pháp tự nhiên, hạn chế hóa chất và thuốc trừ sâu.

Lợi ích thứ hai là tăng cường sinh kế. Nông nghiệp "thuận thiên" tạo ra cơ hội việc làm và thúc đẩy sinh kế cho cộng đồng. Mô hình này thường sử dụng nhiều lao động hơn so với mô hình truyền thống, do sử dụng các phương pháp canh tác thủ công đòi hỏi nhiều nguồn nhân công.

Hơn nữa, mô hình này có thể tích hợp với du lịch sinh thái, tạo nguồn thu nhập bổ sung cho cộng đồng, nhờ vào cảnh quan đẹp và trải nghiệm du lịch hấp dẫn cho du khách.

Nguồn: Abavina - Cộng đồng nông nghiệp Thuận Thiên