Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thực trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên Việt Nam hiện nay như thế nào?
Dưới đây là một vài dẫn chứng về hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam:
Nước ta có ¾ diện tích là rừng và đồi núi. Đây là nguồn tài nguyên quý giá, tuy vậy mức độ bao phủ của rừng đang ngày sụt giảm do tình trạng khai thác rừng trái phép.
Theo thống kê của Tổng cục lâm nghiệp, năm 2021, tỷ lệ che phủ rừng ở Việt Nam đạt khoảng 46%, khá khiêm tốn so với kỳ vọng.
Trong những năm trở lại đây, diện tích rừng tự nhiên tại nước ta đang sụt giảm nhanh chóng, bình quân 2.500 ha rừng mỗi năm. Trong năm 2021, theo báo cáo của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước phát hiện 2.653 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ rừng.
Một trong những điểm nóng của nạn phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển và chế biến lâm sản trái phép là tại khu vực Tây Nguyên.
Diện tích rừng phòng hộ thu hẹp, trong khi đó, rừng sản xuất ngày càng tăng. Nạn phá rừng đang diễn biến phức tạp khiến rừng phòng hộ đang suy giảm cả về chất lượng lẫn số lượng.
Tài nguyên khoáng sản hiện đang bị khai thác một cách quá mức, điều này không chỉ làm suy cạn nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn gây ra nhiều hệ quả tiêu cực cho môi trường.
Nước ta có lợi thế về tài nguyên khoáng sản, cả nước hiện có hơn 1000 mỏ lớn nhỏ đang được khai thác như than đá, sắt, titan, đá xây dựng, v.v. Tuy vậy, đánh giá về tiềm năng, các nhà khoa học cho rằng nước ta có nhiều loại tài nguyên khoáng sản nhưng trữ lượng không nhiều, nằm trong danh mục hữu hạn, một phần còn lại rất nhỏ để tái tạo.
Bên cạnh đó, công tác quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản hiện chưa chặt chẽ dẫn đến việc khai thác và sử dụng thiếu quy hoạch; thất thoát tài nguyên, cũng như gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường.
Theo đó, nếu giữ tốc độ khai thác và tiêu thụ dầu như hiện tại, lượng trữ dầu trên toàn cầu chỉ có thể đủ cung cấp trong vòng 30-40 năm nữa, bởi đây là một nguồn năng lượng không thể tái tạo.
Mặc dù đây là tài nguyên có thể tái sử dụng, tuy nhiên, việc khai thác thiếu hợp lý đang gây ra nhiều vấn đề cho môi trường đất, nhiều diện tích đất bị thoái hóa. Thực trạng phá rừng bừa bãi làm gia tăng diện tích đất bị xói mòn, rửa trôi, gây sạt lở, v.v.
Bên cạnh đó, các hoạt động canh tác nông nghiệp thiếu bền vững cũng đang làm suy giảm chất lượng đất. Chẳng hạn như việc sử dụng quá mức thuốc và phân bón hóa học khiến đất bị bạc màu, oxy hóa, mất đi đặc tính sinh học và dưỡng chất của mình.
Vấn đề môi trường biển cũng đang nhận được nhiều sự quan tâm. Thực trạng vứt rác bừa bãi, khai thác thủy hải sản quá mức, v.v, đang gây ra nhiều tác động tiêu cực cho tài nguyên biển. Theo đó, nhiều loài động thực vật biển đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trước những hệ quả từ ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Sản lượng cá suy giảm, các rạn san hô có nguy cơ biến mất do tác động của thực trạng axit hóa đại dương.
Những việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Làm thế nào để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả? Dưới đây là một vài biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mà bạn có thể tham khảo:
Đọc thêm: Những Việc Làm Bảo Vệ Môi Trường Ai Cũng Có Thể Làm
Chính sách của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường 2020 của Nhà nước quy định về việc bảo vệ môi trường như sau:
“1. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.
2. Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.
3. Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
4. Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.
5. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.
6. Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
7. Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.
8. Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
9. Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.
10. Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.
11. Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế – xã hội.”
Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Tài nguyên thiên nhiên là gì?” mà Oreka muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin thú vị, cũng như các cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên hiệu quả.
Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Oreka và mọi người cùng biết nhé.
Ngày 7/2, Công an thành phố Hà Nội cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Nam Từ Liêm đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Lương Thị Hoài (sinh năm 1989, chỗ ở phòng 1806, chung cư HH1B, khu đô thị Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, quy định tại Điều 175, Bộ luật Hình sự 2015. Các quyết định trên đã được Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Hiện Lương Thị Hoài đang nuôi con nhỏ 12 tháng tuổi nên áp dụng biện pháp ngăn chặn là ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
Trong ảnh: Đối tượng Lương Thị Hoài. Ảnh: TTXVN phát
Theo tài liệu điều tra, vào tháng 6/2019, Đào Quốc Vinh (sinh năm 1983, ở phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) thành lập và làm Giám đốc, Đại diện theo pháp luật Công ty Cổ phần dịch vụ Đầu tư quốc tế Vinacom Việt Nam, có địa chỉ tại số 18, ngõ 643/1 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, nhưng thực tế Công ty hoạt động tại địa chỉ là tầng 5 tòa nhà A1 Ecolife, số 58 Tố Hữu, phường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm).
Công ty không được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Vinh đồng ý cho Lương Thị Hoài là cộng tác viên (không có hợp đồng) làm việc tại Văn phòng Công ty Cổ phần dịch vụ Đầu tư quốc tế Vinacom Việt Nam, trả lương cho Hoài 5 triệu đồng/tháng. Vinh chỉ đạo, giao việc cho Hoài tư vấn, giới thiệu đơn hàng diện visa kỹ sư, thực tập sinh của Công ty cho các lao động; thu hồ sơ, tiền của công dân để làm hồ sơ đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản.
Khoảng tháng 8/2019 đến tháng 4/2020, Lương Thị Hoài đã đứng ra thu hồ sơ và tổng số tiền hơn 1,1 tỷ đồng của nhiều người, hứa làm thủ tục, hồ sơ theo đơn hàng visa kỹ sư, thực tập sinh sang Nhật Bản làm việc. Theo quy định, sau khi thu tiền Hoài phải nộp lại cho Vinh, nhưng ngoài số tiền Hoài chuyển khoản nhiều lần cho Vinh là hơn 448 triệu đồng và nộp tiền học phí cho lao động là hơn 103 triệu đồng, Hoài đã tự ý giữ lại số tiền hơn 572 triệu đồng. Trong đó, Lương Thị Hoài sử dụng 50 triệu đồng vào việc kinh doanh găng tay, còn lại chi tiêu cá nhân dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Tại cơ quan điều tra, Lương Thị Hoài khai nhận Công ty cổ phần Dịch vụ Đầu tư Quốc tế Vinacom Việt Nam không được cấp giấy phép đưa người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài, không có khả năng đưa người đi lao động nước ngoài, làm thủ tục visa cho các lao động nhưng vẫn giới thiệu, tư vấn, cam kết, hứa hẹn làm thủ tục hồ sơ cho họ đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Các lao động nộp tiền, hồ sơ cho Lương Thị Hoài không đi xuất khẩu lao động được. Tiền thu của lao động, Hoài sử dụng vào mục đích cá nhân, đầu tư găng tay, hiện không có khả năng chi trả.
Quá trình đấu tranh bước đầu, cơ quan điều tra xác định Lương Thị Hoài đã chiếm đoạt trên 572 triệu đồng. Sau khi thu hồ sơ và tiền của 14 lao động, Hoài cam kết trong thời gian 6 tháng sẽ đưa họ đi xuất khẩu lao động. Khi đến hẹn không đi được, các lao động hỏi thì Hoài đưa ra thông tin gian dối là đã làm thủ tục hồ sơ, chuyển toàn bộ số tiền của họ cho Đào Quốc Vinh để làm thủ tục đi xuất khẩu lao động. Thực tế, hồ sơ Hoài không làm gì, chỉ chuyển một phần là hơn 448 triệu đồng cho Vinh.
Đào Quốc Vinh là Giám đốc Công ty Cổ phần dịch vụ Đầu tư quốc tế Vinacom Việt Nam, Công ty không có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người đi làm việc tại nước ngoài, không ký hợp đồng liên kết với công ty nào có chức năng nhưng đã chỉ đạo Hoài thu hồ sơ, thu tiền. Ngoài ra, Hoài đã chuyển tiền thu của lao động vào tài khoản cá nhân của Đào Quốc Vinh tổng số tiền hơn 448 triệu đồng.
Công an quận Nam Từ Liêm đang khẩn trương điều tra, làm rõ, củng cố hồ sơ để xử lý nghiêm các đối tượng theo quy định pháp luật.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!