Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCM, BVH, CTR, OCB, MSN, SHB, TCB, VPB, VJC và VNM.

TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN  năm 2024

Trước những bất ổn của thế giới (xung đột địa chính trị diễn biến phức tạp, kéo dài và chưa được giải quyết; nhiều nước gặp khó khăn trong việc kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và các nền kinh tế lớn thấp hơn trong năm 2024...), kinh tế Việt Nam nói chung và TTCK nói riêng được dự đoán còn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Các nhà đầu tư chuyển sang tâm lý thận trọng hơn trong các hoạt động đầu tư tài chính.

Tuy nhiên, TTCK Việt Nam vẫn có tiềm năng tăng trưởng khi một số yếu tố tích cực tiếp tục được duy trì. Theo Báo cáo Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 1/2024, chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt mức 50,3 điểm, tăng so với mức 48,9 điểm của tháng 12/2023 cho thấy hoạt động sản xuất đang phục hồi trở lại. Các yếu tố nền tảng vĩ mô và cân đối lớn cơ bản được giữ vững, trong tầm kiểm soát, các hoạt động kinh tế, tiêu dùng nội địa và du lịch quốc tế dần được khôi phục.

Nhiều tổ chức quốc tế đưa ra dự báo khả quan về triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam như: Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 6,3% vào năm 2024 và 7,0% vào năm 2025; Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 5,8%, trong nhóm 20 nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới; Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) trong Báo cáo Dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu quý 4 (tháng 12/2023) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 là 5%, cao hơn so với con số tăng trưởng 4,7% cho năm 2023.

Ngoài ra, chỉ số P/E của TTCK Việt Nam hiện đang ở khoảng 14 lần và được đánh giá đang ở mức hấp dẫn. Các yếu tố trên cho thấy TTCK Việt Nam vẫn còn tiềm năng tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Năm 2024, Ủy ban chứng khoán Nhà nước sẽ tập trung triển khai một số giải pháp trọng tâm để thúc đẩy phát triển TTCK theo hướng bền vững.

Một, về khung pháp lý, thể chế: Bộ Tài chính (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) thực hiện rà soát tổng thể các quy định tại Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn nhằm khắc phục ngay những bất cập, vướng mắc, từ đó khôi phục niềm tin và đảm bảo sự phát triển lành mạnh, minh bạch và bền vững của TTCK. Trong năm 2024 sẽ hoàn thành Nghị định sửa đổi một số điều của Nghị định 155/2020/NĐ-CP và ban hành Quyết định về Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 nhằm sớm triển khai nhiều giải pháp phát triển TTCK, phấn đấu đạt được các mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược.

Hai, đẩy mạnh các giải pháp nhằm nâng hạng TTCK từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi theo tiêu chuẩn phân hạng của các tổ chức quốc tế. Trong thời gian qua, Chính phủ, Bộ Tài chính đã rất quyết tâm trong việc nâng hạng TTCK, thể hiện ở việc chỉ đạo Uỷ ban chứng khoán Nhà nước nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm đáp ứng các tiêu chí về nâng hạng.

Ba, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin trên thị trường: đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành hệ thống công nghệ thông tin KRX nhằm tạo điều kiện triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới trên TTCK và bảo đảm thị trường vận hành thông suốt, liên tục, an toàn, hiệu quả. Xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện ứng dụng công nghệ của Ủy ban chứng khoán Nhà nước theo hướng hiện đại, hiệu quả để thực hiện quản lý giám sát TTCK. Tổ chức vận hành hiệu quả các hệ thống thông tin chuyên dùng hỗ trợ các thành viên thị trường, công ty đại chúng và nhà đầu tư nước ngoài thực hiện báo cáo và công bố thông tin điện tử.

Bốn, tiếp tục công tác tái cấu trúc, tổ chức lại TTCK theo đề án thành lập Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam và Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo hướng hiệu quả, hạn chế rủi ro và phù hợp với thông lệ quốc tế. Năm 2024 sẽ triển khai việc sắp xếp lại các bảng giao dịch cổ phiếu trên 2 Sở Giao dịch chứng khoán (Hà Nội và TP.HCM) theo lộ trình quy định tại Thông tư số 57/2021/TT-BTC ngày 21/7/2021 và Thông tư số 69/2023/TT-BTC ngày 15/11/2023 sửa đổi Thông tư 57/2021/TT-BTC...

Nội dung bài viết được đăng tải trên ẩn phẩm đặc biệt Kinh tế 2023-2024:  Việt Nam & Thế giới phát hành ngày 06/03/2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Chứng khoán Philippines đang tăng mạnh nhất thế giới

Sau khi khép lại 1 năm tồi tệ nhất trong 1 thập kỷ, cổ phiếu Philippines đã có một khởi đầu năm 2019 đầy lạc quan, trong đó chỉ số cổ phiếu chính của nước này đánh bại hầu hết các thị trường chứng khoán trên toàn cầu.

Chỉ số Philippine Stock Exchange (PSE) leo dốc liền 3 phiên, tăng 4.5% trong năm nay và là chỉ số tăng mạnh nhất trong số các chỉ số do Bloomberg theo dõi. Chỉ số PSE tiến 1.6% lên 7,801.5 điểm trước đó trong ngày thứ Sáu (04/01), nới rộng đà leo dốc 2.6% trong ngày hôm qua, khi lạm phát dịu lại. Tỷ lệ lạm phát là lý do đã đẩy thị trường Philippines rơi vào thị trường con gấu trong năm 2018. Chính phủ nước này cho biết, lạm pháy tháng 12/2018 giảm xuống 5.1%, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2018.

“Đà giảm tốc mạnh của lạm phát xác nhận khả năng Ngân hàng Trung ương sẽ không nâng lãi suất trong nửa đầu năm 2019 và củng cố thêm kỳ vọng giảm bớt tỷ lệ dự trữ bắt buộc”, Rachelle Cruz, Chuyên viên phân tích tại AP Securities, cho hay. “Xét tới việc các nỗi lo về vĩ mô ám ảnh năm 2018 đã dịu bớt, tâm lý thị trường sẽ cải thiện từ đây”.

Chỉ số PSE đã rớt 13% trong năm 2018, năm tồi tệ nhất kể từ năm 2008, khi lạm phát tăng mạnh và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung khiến nhà đầu tư nước ngoài rút 1.08 tỷ USD ra nước ngoài, gần như xóa sạch 1. 1 tỷ USD dòng vốn vào trong năm 2017. Hơn 31 tỷ USD vốn hóa bị “cuốn sạch” trong đà giảm năm 2018.

Tăng trưởng GDP quý 4/2018 tốt hơn dự báo và tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp ở mức 2 con số có thể giúp chỉ số PSE trở lại vùng 8,000 điểm trong nửa đầu năm 2019, Cruz cho biết. Ngưỡng 8,000 điểm có thể sớm đạt được, nếu chỉ số này đột phá ngưỡng kháng cự 7,800 điểm một cách đầy thuyết phục, Jonathan Ravelas, Trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại BDO Unibank Inc, cho hay.

Hệ số P/E của chỉ số PSE đang ở mức 16.3 lần (xét trên lợi nhuận ước tính 12 tháng), thấp hơn mức trung bình 5 năm là 17.6 lần. Hệ số này đạt đỉnh 19.85 lần trong tháng 1/2018 trước khi nhà đầu tư bắt đầu bán đổ bán tháo cổ phiếu Philippines.

“Xét tới triển vọng lạm phát dịu bớt, mức định giá thuận lợi, nhà đầu tư có thể tích lũy cổ phiếu Philippines”, Ravelas cho biết. “Nhưng họ phải nhanh nhạy trong việc điều chỉnh các yếu tố bất lợi bên ngoài nhất là nếu có làn sóng bán tháo mạnh trên Phố Wall – thị trường chẳng thể làm gì được với điều này”.

Quý 4/2014, nhóm 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới hàng đầu đã chiếm gần 60% "chiếc bánh" của toàn thị trường, cụ thể tốp 10 tại HoSE là 62% và tốp 10 tại HNX đạt gần 57%.

Theo công bố từ Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, quý 4/2014, nhóm 10 công ty chứng khoán có thị phần giá trị môi giới hàng đầu đã chiếm gần 60% trên toàn thị trường. Theo đó, tốp 10 tại HoSE nắm tới 62% thị phần đồng thời tốp 10 tại HNX cũng chiếm gần 57% thị phần.

Cụ thể trên sàn HoSE, dẫn đầu về thị phần môi giới thuộc về Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn với 11,96% thị phần, Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ở vị trí thứ hai đạt 10,56%. Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt đứng vị trí thứ ba với 7,91% thị phần.

Kế sau đó lần lượt là Công ty Chứng khoán VNDirect, Công ty Chứng khoán ACB, Công ty Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội, Công ty Chứng khoán MB, Công ty Chứng khoán Bảo Việt, Công ty Chứng khoán FPT, Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng.

Bên phía sàn HNX, Công ty Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội sau khi chiếm 8,4% thị phần, đã vươn lên dẫn đầu thị phần môi giới.

Kế đến, Công ty Chứng khoán Sài Gòn đạt vị trí thứ hai với gần 7,6% thị phần và đứng thứ ba là Công ty Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với gần 6,7% thị phần.

Các vị trí tiếp theo gồm Công ty Chứng khoán Bảo Việt, Công ty Chứng khoán VNDirect, Công ty Chứng khoán MB, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Công ty Chứng khoán Bản Việt, Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT, Công ty Chứng khoán ACB.

Đồng Yên, mặc dù đã suy yếu đáng kể so với đồng USD, nhưng cũng được dự đoán sẽ mạnh lên vào năm 2024, nhưng điều này sẽ không có tác động bất lợi đến chứng khoán.

Nhật Bản đang trên đà trở thành thị trường hoạt động tốt nhất châu Á vào cuối năm, với chỉ số Nikkei 225 tăng 28% lên mức chưa từng thấy kể từ năm 1989.

Chỉ số Nikkei đạt mức cao kỷ lục vào cuối năm 1989 sau bong bóng bất động sản và chứng khoán. Và khi nó bùng nổ, đất nước này rơi vào thời kỳ suy thoái kinh tế, thường được gọi là "thập kỷ mất mát" của Nhật Bản.

Giá bất động sản trên toàn quốc không tăng vọt như cuối những năm 1980 và Nhật Bản đã chứng kiến những thay đổi về cơ cấu vào năm 2023.

Các công ty đã đạt được kết quả tốt hơn, một phần do đồng Yên yếu hơn, khiến sản phẩm trở nên cạnh tranh hơn.

Các doanh nghiệp cũng đang chi tiêu nhiều hơn, với một báo cáo ngày 23 tháng 6 của Nikkei cho biết vốn đầu tư của các công ty Nhật Bản đã đạt mức kỷ lục 31,6 nghìn tỷ Yên (221,03 tỷ USD) trong năm tài chính 2023.

Báo cáo cho biết các khoản đầu tư vào quốc gia này, chiếm khoảng 2/3 tổng vốn đầu tư của các công ty Nhật Bản, dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng hai con số trong năm thứ hai liên tiếp.

Đầu tư ra nước ngoài của họ cũng có thể tăng 22,6%, năm thứ ba liên tiếp tăng trưởng hai con số.

Sự quan tâm của nước ngoài cũng đóng một vai trò trong thành tích vượt trội của Nikkei, được củng cố bởi triển vọng lạc quan của nhà đầu tư tỷ phú Warren Buffet đối với chứng khoán Nhật Bản.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã tìm thấy cơ hội ở Nhật Bản nhờ đồng Yên yếu hơn và tiềm năng tăng giá cổ phiếu cao hơn.

Dong Chen, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế vĩ mô tại ngân hàng tư nhân Pictet cho biết vào tháng 6 rằng các công ty toàn cầu đang đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc và điều này có thể mang lại lợi ích cho Nhật Bản.

"Đặc biệt là trong các lĩnh vực rất cao cấp, dày đặc công nghệ như chất bán dẫn", ông Chen nói.

Ông nói thêm: "Tất cả những điều này đang đi đúng hướng, chúng tôi nghĩ rằng có nhiều lý do để có quan điểm tích cực hơn về mặt cấu trúc đối với Nhật Bản so với trước đây".

Đồng Yên mạnh hơn có gây tổn thương chứng khoán?

Theo Peggy Mak, Giám đốc Nghiên cứu tại Phillip Securities Research, đồng Yên dự kiến sẽ hoạt động tốt hơn vào năm 2024.

Đồng Yên Nhật đã suy yếu đáng kể kể từ đầu năm, chạm mức 151,67 vào ngày 31 tháng 10, đây là mức thấp nhất so với đồng USD kể từ năm 1990. Tính đến thời điểm hiện tại, đồng Yên này đã suy yếu 7,8%.

Mak hiện dự đoán đồng Yên có thể mạnh lên so với đồng bạc xanh một khi lãi suất trên toàn cầu bắt đầu giảm, do du lịch trong nước, lương thực tế tăng và tỷ lệ tiết kiệm cao hỗ trợ đồng tiền.

Yue Bamba, người đứng đầu bộ phận đầu tư tích cực tại Nhật Bản của Blackrock Investments cho rằng đồng Yên đang bị định giá thấp và "có khả năng tăng giá" trong khoảng năm tới.

Bamba nói: "Quan điểm của chúng tôi về tiền tệ là chúng tôi cho rằng đồng Yên đang bị định giá thấp và nó có khả năng tăng giá trong vài tháng tới và điều đó không gây bất lợi cho thị trường chứng khoán".

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhật Bản dự kiến sẽ chuyển từ chính sách tiền tệ cực kỳ nới lỏng và nới lỏng các biện pháp kiểm soát đường cong lợi suất.

Dưới thời Kazuo Ueda, người được bổ nhiệm làm Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vào tháng 2, ngân hàng này đã nới lỏng giới hạn trên xung quanh chính sách kiểm soát đường cong lợi suất, dẫn đến lãi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản vi phạm mức cao nhất trong 11 năm.

Lợi suất JGB kỳ hạn 10 năm đạt 0,956% vào ngày 1 tháng 11, mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2012.

Tuy nhiên, Ueda đã tái khẳng định lập trường của mình rằng BOJ sẽ duy trì chính sách lãi suất âm cho đến khi mục tiêu lạm phát 2% có thể "đạt được một cách bền vững". Lãi suất chuẩn của BOJ hiện ở mức -0,1%.

Lạm phát toàn quốc của Nhật Bản đã tăng vọt trên 2% trong 19 tháng liên tiếp. Cái gọi là lạm phát 'cốt lõi', loại bỏ giá thực phẩm tươi sống và năng lượng, ở mức 4% trong tháng 10, cao hơn mục tiêu 2% trong tháng thứ 13 liên tiếp.

"Tiền lương thực tế của Nhật Bản đang tăng lên và thị trường lao động đang thắt chặt", Ronald Temple, chiến lược gia trưởng thị trường tại Lazard Asset Management cho biết trong báo cáo triển vọng năm 2024 của mình, với kỷ lục giảm phát của Nhật Bản, lạm phát là điều đáng hoan nghênh và cho đến nay, điều này có vẻ tốt.

Temple cho biết, thị trường sẽ tiếp tục được theo dõi để kiểm soát đường cong lợi suất, và sau đó trọng tâm sẽ chuyển sang việc khi nào BOJ sẽ kết thúc chính sách lãi suất âm của mình.

Chiến lược gia vĩ mô cấp cao Homin Lee tại Lombard Odier cho rằng năm 2024 sẽ là một năm 'vững chắc' cho tăng trưởng tiền lương của Nhật Bản, đồng thời cho rằng nhu cầu lao động trong lĩnh vực dịch vụ rất mạnh và niềm tin của người lao động vào công đoàn của họ đang tăng lên.

Lee nhấn mạnh rằng Liên đoàn Công đoàn Nhật Bản ước tính mức tăng lương 5% trong các cuộc đàm phán lương mùa xuân năm 2024.

Temple cho biết: "Dấu hiệu cho năm 2024 cho thấy mức tăng lương sẽ đủ để BoJ xem xét việc chấm dứt NIRP".