THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2024 *********
Hợp tác doanh nghiệp và Cựu sinh viên
Phòng C0003, Nhà C 19 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: (028) 37 76 10 42 Email: [email protected] Website: https://ceca.tdtu.edu.vn
70% số công bố quốc tế giai đoạn 2019 - 2021 đến từ người ngoài trường
Theo thông báo của đoàn kiểm tra, giai đoạn 2019 - 2021, trên cơ sở các quy định hiện hành, ĐH Tôn Đức Thắng đã chủ động xây dựng, ban hành và đưa vào áp dụng nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, đoàn kiểm tra cũng đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế của trường.
Thứ nhất, từ 2019 - 2020, trường có biểu hiện “nôn nóng” trong việc công bố quốc tế, không dựa trên định hướng thế mạnh thực tế của trường. Số lượng công bố quốc tế không dựa vào tiềm lực sẵn có của trường mà chủ yếu dựa vào cán bộ kiêm nhiệm (trong nước và nước ngoài) ngoài trường.
Công bố quốc tế của trường có tác giả là người nước ngoài và cán bộ kiêm nhiệm là người trong nước rất cao, chiếm tới 70% tổng số công bố quốc tế trong giai đoạn 2019 - 2021.
Thứ hai, kinh phí chi cho công bố quốc tế năm 2019 và 2020 của trường chiếm tỷ lệ 10 - 14% nguồn thu từ học phí là không phù hợp Nghị định 99/2014/NĐ-CP.
Thứ ba, trường ký hợp đồng với các nhà khoa học trong và ngoài nước để hợp tác trong nghiên cứu khoa học có nhiều nội dung không phù hợp. Qua kiểm tra xác suất một số hợp đồng, nội dung hợp đồng không thể hiện rõ thông tin cũng như nhiệm vụ cần thực hiện: đơn vị công tác, lĩnh vực chuyên môn...
Trong những năm trước, trường đã xây dựng ban hành một số chủ trương, chính sách thúc đẩy công bố quốc tế chưa tập trung vào việc ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ các nhà khoa học cơ hữu của trường, các kết quả nghiên cứu và công bố quốc tế chủ yếu dựa vào việc hợp tác với các nhà khoa học ngoài trường, đặc biệt là các nhà khoa học nước ngoài.
Kinh phí chi trả cho hoạt động công bố quốc tế không hợp lý, mất cân đối với các nguồn kinh phí đầu tư cho các lĩnh vực hoạt động khác của trường; chưa có chính sách phù hợp cho hoạt động nghiên cứu khoa học gắn với việc nâng cao chất lượng đào tạo.
Tuyển sinh, đào tạo khi chưa được cấp phép
Kết quả kiểm tra cũng cho thấy, ĐH Tôn Đức Thắng còn một số tồn tại, hạn chế trong công tác tuyển sinh, liên kết, đào tạo từ xa, tự chủ mở ngành, đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
Về công tác tự chủ mở ngành đào tạo, quy định về mở ngành của trường chưa cập nhật theo quy định của Bộ dẫn tới trình tự các bước chưa thực hiện theo quy định. Giảng viên người nước ngoài chủ trì mở ngành đào tạo nhưng chỉ ký hợp đồng thỉnh giảng hoặc hợp đồng ngắn hạn là không phù hợp.
Về duy trì các điều kiện mở ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ, một số ngành không có giảng viên cơ hữu là giáo sư hoặc phó giáo sư chủ trì ngành đào tạo; một số ngành chủ trì ngành là giáo sư/phó giáo sư người nước ngoài; một số ngành chủ trì ngành là người đã nghỉ hưu và có ngành không đủ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ ngành phù hợp… vi phạm Nghị định 04/2021/NĐ-CP.
Với các nội dung liên quan việc thực hiện chính sách pháp luật về tuyển sinh, đào tạo, liên kết đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, đoàn đề nghị ĐH Tôn Đức Thắng rà soát, cập nhật các quy định, quy chế của cơ sở đào tạo về mở ngành, tuyển sinh, đào tạo và tổ chức thực hiện theo quy định pháp luật.
Thứ hai, rà soát các điều kiện bảo đảm chất lượng theo quy định về chuẩn chương trình đào tạo.
Thứ ba, tổ chức đánh giá Đề án thí điểm liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ, rà soát và thực hiện đúng theo quy định pháp luật hiện hành về liên kết đào tạo với nước ngoài.
Thứ tư, rà soát việc ký kết hợp đồng lao động với giảng viên là người nước ngoài bảo đảm đúng quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Thứ năm, thực hiện tuyển sinh và chỉ tiêu tuyển sinh theo đúng quy định.
Thứ sáu, tổ chức hoạt động đào tạo theo đúng quy chế đào tạo của Bộ đã ban hành và quy định của Luật Giáo dục đại học (không liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ và không tổ chức đào tạo tại những địa điểm chưa được cấp phép hoạt động đào tạo).
Trường còn phê duyệt Đề án thí điểm liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ với nước ngoài theo hình thức sandwich, bán thời gian trong khi nhiều ngành chưa mở đào tạo ở trình độ tiến sĩ.
Bên cạnh đó, tổ chức tuyển sinh và hoạt động đào tạo tại cơ sở Bảo Lộc và Nha Trang khi chưa được cấp phép hoạt động đào tạo.
Số lượng giảng viên có trình độ đại học còn lớn (179 giảng viên có trình độ đại học).
Tuyển sinh vượt chỉ tiêu so với chỉ tiêu nhà trường tự xác định ở Khối ngành III (vượt 8,5%), Khối ngành VI (vượt 4,7%) và Khối ngành VII (vượt 3,7%).
Năm 2021, trường không tuyển sinh được ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.
Đoàn kiểm tra đưa ra kiến nghị với lãnh đạo Bộ, đề nghị ĐH Tôn Đức Thắng thực hiện một số yêu cầu.
Với các nội dung liên quan thực hiện chính sách pháp luật về khoa học công nghệ, đề nghị trường rà soát, hoàn thiện quy định của trường phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
Thứ hai, bố trí kinh phí cho hoạt động khoa học và công nghệ (trong đó có kinh phí chi cho công bố quốc tế) hợp lý, đảm bảo cân đối với nguồn thu của trường theo pháp luật.
Thứ ba, rà soát, dừng ký kết hợp đồng đối với cán bộ không thực hiện hợp tác nghiên cứu, hướng dẫn học viên sau đại học, tham gia hoạt động chuyên môn của trường.
Thứ tư, có kế hoạch, lộ trình xử lý dứt điểm việc nợ đọng kinh phí công bố quốc tế với các tác giả đã ký kết hợp đồng trong giai đoạn 2019 - 2021 theo đúng pháp luật.
Thứ năm, rà soát, xây dựng, ban hành quy định về liêm chính học thuật phù hợp thông lệ quốc tế.
Đoàn kiểm tra cũng chuyển Thanh tra Bộ xem xét, quyết định xử phạt hành chính ĐH Tôn Đức Thắng với các nội dung: việc tuyển sinh, tổ chức đào tạo tại Phân hiệu tại Khánh Hòa và cơ sở Bảo Lộc; việc không đảm bảo duy trì đội ngũ giảng viên cơ hữu để mở một số ngành đào tạo ở trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ theo quy định./.
Căn cứ theo kế hoạch số 1113/2018/TĐT-KH về việc “Tổ chức cuộc thi thiết kế biểu tượng Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU); Phòng Công tác học sinh – sinh viên thông báo đến các bạn sinh viên nội dung cụ thể như sau:
Mỗi tác giả hoặc nhóm tác giả (không quá 2 thành viên/nhóm) tham gia dự thi thiết kế biểu tượng linh vật TDTU là Con mèo, đảm bảo các nội dung và tuân theo thể lệ sau:
+ Phiên bản có bối cảnh (bối cảnh tự chọn).
+ Ấn phẩm truyền thông: Poster, cẩm nang tuyển sinh,...
+ Quà tặng lưu niệm: áo thun, ba lô, ly, đồng hồ,...
4.2. Thời hạn nộp bài dự thi: 08/8/2018.
+ Phía ngoài hồ sơ dự thi ghi rõ: BÀI DỰ THI THIẾT KẾ BIỂU TƯỢNG TDTU.
+ Địa chỉ: Văn phòng Ban Truyền thông & Quan hệ công chúng, Đại học Tôn Đức Thắng, 19 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Phong, Quận 7, TP.HCM. Điện thoại: (028) 37 760 661.
* Ban Tổ chức Cuộc thi không chịu trách nhiệm về việc thất thoát và tính nguyên vẹn của các thiết kế dự thi trong quá trình nộp bài dự thi.
5. QUY ĐỊNH CHUNG CỦA CUỘC THI:
Ngành Marketing, Kinh doanh quốc tế của Đại học Tôn Đức Thắng lấy điểm chuẩn cao nhất 35,25 (thang điểm 40), theo công bố chiều 5/10.
Điểm chuẩn là tổng điểm của ba môn theo tổ hợp (có nhân hệ số môn theo tổ hợp, ngành xét tuyển theo thang điểm 40), cộng với điểm ưu tiên khu vực, đối tượng theo thang điểm 40 (nếu có) và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.
So với năm ngoái, điểm chuẩn của đại học này tăng 0,5-1 điểm mỗi ngành.
Đại học Tôn Đức Thắng tuyển 6.580 chỉ tiêu ở 40 ngành chương trình tiêu chuẩn, 17 ngành chương trình chất lượng cao, 12 ngành học bằng tiếng Anh, 11 ngành chương trình hai năm đầu ở cơ sở và 13 ngành chương trình du học luân chuyển campus.