Cập nhật Nhan đề Tác giả Ký hiệu PL/XG Năm xuất bản và Nhan đề Năm xuất bản và Tác giả
Không có liên kết tài liệu số nào
Cập nhật Nhan đề Tác giả Ký hiệu PL/XG Năm xuất bản và Nhan đề Năm xuất bản và Tác giả
Cập nhật Nhan đề Tác giả Ký hiệu PL/XG Năm xuất bản và Nhan đề Năm xuất bản và Tác giả
Cập nhật Nhan đề Tác giả Ký hiệu PL/XG Năm xuất bản và Nhan đề Năm xuất bản và Tác giả
Cập nhật Nhan đề Tác giả Ký hiệu PL/XG Năm xuất bản và Nhan đề Năm xuất bản và Tác giả
Cập nhật Nhan đề Tác giả Ký hiệu PL/XG Năm xuất bản và Nhan đề Năm xuất bản và Tác giả
Một vài suy nghĩ trong việc sửa đổi Luật tố tụng hình sự /
Không có liên kết tài liệu số nào
Giáo trình tiếng Nhật Minna no Nihongo
Giáo Trình Tiếng Nhật Minna No Nihongo Đầy Đủ Nhất (Kèm CD)
Giáo trình Minna no Nihongo là bộ sách giáo trình uy tín và thông dụng nhất trong các trường dạy tiếng Nhật ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Giáo trình tiếng Nhật Minna no Nihongo giới thiệu tiếng Nhật sơ cấp, từ các bài học vỡ lòng về chữ cái tiếng Nhật, dành cho những người mới bắt đầu. Giáo trình gồm 50 bài học giới thiệu về tiếng Nhật, các mẫu câu từ cơ bản, phần Mondai, Choukai Tasuku kèm Audio và nhiều sách phụ trợ khác được tích hợp trong giáo trình.
Giáo trình tiếng Nhật Minna no Nihongo đã đáp ứng được nhu cầu học tiếng Nhật của nhiều người thời điểm hiện tại, bởi học tiếng Nhật đang trở thành một trào lưu “hot”. Bộ giáo trình này còn có bản tiếng Việt để phục vụ đông đảo hơn cho người học.
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về cuộc sống ở Nhật, hãy ghé thăm website Ganbare.net. Website cung cấp những kiến thức vô cùng hữu ích với các bạn đã, đang và có ý định sinh sống, học tập tại Nhật Bản.
Giáo trình dạy tiếng Nhật của đài NHK Shin Nihongo no Kiso – Giáo trình tiếng Nhật dành cho tu nghiệp sinh Giáo trình Minna No Nihongo Shokyuu de Yomeru Topic 25
Nội dung chính của Giáo trình tiếng Nhật Minna no Nihongo:
Giáo trình dạy tiếng Nhật trong các trường học 50 bài học tiếng Nhật ở trình độ sơ cấp Audio và nhiều phần phụ trợ đi kèm
0%0% found this document useful, Mark this document as useful
0%0% found this document not useful, Mark this document as not useful
Địa chỉ: Số… đường …, phường…, quận …, thành phố Hà Nội
SĐT: 0243 ….. Fax: ………. Email: ………. Website: ….
Số: 012019/TVPL-KH Hà Nội, ngày … tháng … năm 2019
(Về việc: Bàn giao tài sản trúng đấu giá và trách nhiệm
Lời đầu tiên, Văn phòng Luật sư xin gửi tới quý Công ty lời chào trân trọng, cảm ơn sự quan tâm, tin tưởng của Qúy công ty tới dịch vụ tư vấn pháp luật của Văn phòng chúng tôi. Dựa trên kết quả buổi trao đổi với quý khách ngày …, trên cơ sở thông tin và tài liệu khách cung cấp, chúng tôi đã nắm bắt các tài liệu, thông tin vụ việc và qua việc thực hiện chuyên môn nghiệp vụ của mình, từ đó nghiên cứu, áp dụng dẫn chiếu quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ vào Hợp đồng dịch vụ số …. ký ngày … tháng … năm giữa Quý công ty và Công ty Luật TNHH …, chúng tôi xin cung cấp các ý kiến pháp lý nhằm giúp quý khách hàng có được thông tin một cách chính xác và đầy đủ nhất như sau:
+) Ngày 20/03/2022, Công ty A đã ký Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá với Công ty B và Công ty C (bên bán đấu giá) để Công ty A bán 05 tàu thủy – xà lan cho Công ty B.
+) Sau khi ký kết Hợp đồng mua bán tài sản trúng đấu giá, Công ty A và Công ty B đã thực hiện thủ tục bàn giao tài sản trúng đấu giá và các giấy tờ pháp lý liên quan. Tuy nhiên, trong quá trình bàn giao thì Công ty A chỉ đưa các bản Photocopy cho Công ty B mà không bàn giao bản gốc. Hai bên xảy ra mâu thuẫn. Công ty A cho rằng việc thanh lý 05 tàu biển với mục đích bán phế liệu nên không cần bàn giao giấy tờ gốc.
Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản pháp luật có liên quan sau:
Thứ nhất, việc Công ty A chỉ cung cấp cho Công ty B bản photocopy mà không cung cấp bản chính giấy tờ của 5 con tàu thủy nội địa là chưa đúng theo quy định bởi những lý do sau đây:
Thứ hai, khi Công ty A đã cung cấp đầy đủ các Giấy tờ pháp lý có liên quan đến 05 con tàu nhưng Công ty B không thể sang tên hoặc không thực hiện thủ tục sang tên theo đúng quy định của pháp luật thì Công ty A sẽ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm gì bởi những lý do sau đây:
(i) Công ty A đã hoàn tất việc cung cấp giấy tờ liên quan đến tài sản bán đấu giá và việc đăng ký chuyển quyền sử dụng tài sản thuộc về trách nhiệm của Công ty B và mọi rủi ro đối với tài sản được bàn giao do bên B chịu trách nhiệm theo điểm a, khoản 3.4, Điều 3 trong Quy định đấu giá
(ii) Bên A không chịu trách nhiệm trong trường hợp tài sản không thể sang tên, chuyển quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá theo Điều 13 Quy chế đấu giá tài sản.
(iii) Tại trang 10 của Chứng thư và báo cáo thẩm định giá thì 5/5 con tàu đã khấu hao hết và không còn giá trị sử dụng. Nếu Bên B vẫn tiếp tục đưa các con tàu này vào sử dụng thì Bên B phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với Bên thứ ba.
1. Thứ nhất về việc Công ty A không cung cấp các giấy tờ pháp lý (giấy tờ gốc) liên quan đến 05 con tàu cho Công ty B khi đã trúng đấu giá tài sản là trái quy định của pháp luật bởi 02 lý do sau đây:
(i) Lý do thứ nhất: Một trong những trách nhiệm của Công ty A là phải bàn giao tài sản, giấy tờ pháp lý của tài sản là 05 tàu thủy nội địa cho Công ty B khi trúng đấu giá. Cụ thể, căn cứ tại điểm c Khoản 2 Điều 12 Quy chế đấu giá tài sản quy định:
“c. Công ty….. trực tiếp bàn giao tài sản, giấy tờ pháp lý của tài sản cho người mua được tài sản đấu giá. Người mua được tài sản đấu giá chịu mọi chi phí tháo dỡ, bốc xếp, vận chuyển liên quan đến tài sản bán đấu giá”
Từ quy định nêu trên, Công ty A bắt buộc phải bàn giao các giấy tờ pháp lý (bản gốc) cho Công ty B sau khi trúng đấu gia mà không phải là các giấy tờ bản photocopy. Dù sau khi trúng đấu giá, Công ty B có tiếp tục sử dụng hoặc bán phế liệu đối với 05 con tàu thì đó là quyền của Công ty B.
(ii) Lý do thứ hai: Tài sản là Phương tiện tàu thủy nội địa thuộc trường hợp phải đăng ký lại khi chuyển nhượng quyền sở hữu. Vậy, khi Công ty A không bàn giao giấy tờ pháp lý gốc của 05 con tàu thì Công ty B không thể đăng ký quyền sở hữu.
Một trong những quyền của Công ty B sau khi trúng đấu giá là được nhận tài sản đấu giá, có quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật (endnote b.1.D48 Luật đấu giá). Bên cạnh đó, phương tiện là tàu thủy nội địa là loại tài sản chỉ được công nhận quyền sở hữu sau khi đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo Điều 106 Bộ luật dân sự 2015 và Điều 25 Luật giao thông thủy nội địa (endnote quy định này).
Hơn nữa, căn cứ Điều 14, Điều 15 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 thì một trong những hồ sơ cần có để đăng ký lại phương tiện là tàu thủy nội địa khi chuyển quyền sở hữu gồm có:
+) Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp;
+) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm.
+) Hồ sơ gốc còn dấu niêm phong, thành phần hồ sơ gốc ứng với từng trường hợp đăng ký đã được cơ quan đăng ký phương tiện cấp trước đó;
Do đó, để chuyển nhượng quyền sở hữu tàu thủy nội địa từ Công ty A sang Công ty B thì cần phải có một trong các Giấy tờ nêu trên (bản gốc), thế nhưng Công ty A cho rằng: việc đấu giá tài sản là tàu biển nêu trên với mục đích là bán phế liệu nên không cần phải cung cấp hồ sơ gốc là trái quy định pháp luật.
Như vậy, từ những hai lý do nêu trên thì nếu Công ty A không bàn giao các giấy tờ pháp lý liên quan đến 05 con tàu cho Công ty B sau khi trúng đấu giá là vi phạm nghiêm trọng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng mua bán tài sản trúng đấu giá, Quy chế đấu giá tài sản.
2. Thứ hai, khi Công ty A đã cung cấp đầy đủ các Giấy tờ pháp lý (bản gốc) có liên quan đến 05 con tàu nhưng Công ty B không thể sang tên hoặc không thực hiện thủ tục sang tên theo đúng quy định của pháp luật thì Công ty A sẽ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm gì bởi những lý do sau đây:
Căn cứ tại Hợp đồng mua bán hàng hóa số …/…, Điều 3, khoản 3.4, điểm a quy định về Thời hạn, địa điểm, phương thức giao tài sản bán đấu giá cho người mua được tài sản:
“3.4. Phương thức giao tài sản:
Từ căn cứ nêu trên, Công ty A đã hoàn tất việc bàn giao tài sản và các tài liệu pháp lý liên quan đến 05 tàu thủy nội địa và một trong những Trách nhiệm của Công ty B là tự liên hệ với cơ quan chức năng để làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản và chịu mọi chi phí liên quan đến đăng ký quyền sở hữu. Tính từ thời điểm hai bên ký vào Biên bản bàn giao thì Công ty B phải chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài sản, mọi rủi ro theo điểm a, khoản 3.4, Điều 3 trong Quy định đấu giá (endnote quy định này)
Căn cứ tại Điều 13 Quy chế đấu giá tài sản (tại trang số 10) có quy định về: Trách nhiệm về chất lượng, tình trạng pháp lý tài sản đấu giá ghi nhận nội dung như sau:
“- Kể từ ngày ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và bàn giao tài sản, người mua được tài sản đấu giá có trách nhiệm tự liên hệ với cơ quan chức năng làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, mọi chi phí người mua được tài sản đấu giá chịu. Công ty …… và Công ty…… không chịu trách nhiệm trong trường hợp tài sản không thể sang tên, chuyển quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá”
Sau khi hai bên ký nhận vào Biên bản bàn giao, trách nhiệm đăng ký quyền sở hữu đối với 05 tàu thủy nội địa thuộc về Công ty B. Hơn nữa, như thông tin Công ty A cung cấp thì Công ty A đã cung cấp giấy tờ pháp lý (bản gốc) của 05 con tàu cho Công ty B và vì lý do nào đó, Công ty B không đăng ký hoặc không thể đăng ký quyền sở hữu thì Công ty B và tổ chức bán đấu giá tài sản được loại trừ trách nhiệm.
Như Chứng thư và báo cáo thẩm định giá đã khẳng định 5/5 con tàu đã hết giá trị khấu hao, không được phép đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, tàu số 3 được sản xuất năm 1995 tính đến nay vẫn còn niên hạn sử dụng, Công ty B có thể sửa chữa để tiếp tục sử dụng. Xét theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 111/2014/NĐ-CP (endnot điều này), niên hạn của tàu số 3 – sản xuất năm 1995 – vẫn còn niên hạn sử dụng. Trong trường hợp đặc biệt, nếu Thủ tướng chính phủ chấp thuận theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, niên hạn sử dụng của phương tiện có thể được thay đổi. Như vậy, dù đã hết thời gian sử dụng, nhưng nếu Công ty B trùng tu, sửa chữa con tàu đạt đủ tiêu chuẩn đăng kiểm cũng như có đủ giấy phép để để hoạt động trên khu vực thủy nội địa Việt Nam (endnote Điều 24 Luật giao thông thủy nội địa), con tàu vẫn có thể tiếp tục được sử dụng.
Tuy nhiên, khi Công ty B chưa đăng ký lại sau khi chuyển quyền sở hữu tàu biển thủy nội địa thì chưa thế xin cải tạo, sửa chữa lại tàu số 3 để thực hiện đăng kiểm và xin giấy phép Hoạt động trên khu vực thủy nội địa Việt Nam.
Theo thông tin được cung cấp cùng với các văn bản luật và cơ sở pháp lý cụ thể, Công ty chúng tôi xin đưa ra kết luận chung cho Quý Công ty là:
Thứ nhất, từ những tài liệu, hồ sơ mà Quý Công ty cung cấp thì việc bàn giao tài sản và tất cả các giấy tờ pháp lý (bản gốc) có liên quan đến tài sản trúng đấu giá là trách nhiệm của Công ty A. Khi Công ty A từ chối việc cung cấp các giấy tờ nếu trên, Quý Công ty có quyền yêu cầu bằng văn bản đến Công ty A về việc thực hiện đúng theo Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và Quy chế đấu giá.
Thứ hai, tính từ thời điểm hai bên ký vào biên bản bàn giao tài sản và bàn giao tài liệu liên quan đến 05 con tàu thì Công ty A đã hoàn thành các nghĩa vụ trong Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá. Trách nhiệm đăng ký quyền sở hữu thuộc về Công ty B và Công ty A không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào khác khi Công ty A vẫn đưa 05 con tàu vào sử dụng.
Trên đây là những ý kiến phúc đáp của chúng tôi liên quan đến vụ việc của Quý Công ty trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành và thông tin, tài liệu được cung cấp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về Thư tư vấn này, Quý Công ty vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và làm rõ.
Mẫu thư tư vấn pháp lý hay còn gọi là y kiến pháp lý là một dạng thư từ trao đổi giữa Luật sư và khách hàng, qua đó Luật sư có thể giải đáp, cung cấp ý kiến pháp lý về câu hỏi tư vấn của khách hàng. Luật sư phải biết đưa ra các ý kiến pháp lý bằng văn bản một cách rành mạch, khoa học nhằm đưa những thông tin chuẩn xác, có căn cứ thiết thực cho khách hàng và đặc biệt ý kiến phải đủ rõ ràng để tránh việc khách hàng hiểu lầm ý của luật sư dẫn đến những thiệt hại đáng tiếc.
Ngoài tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại, tư vấn pháp luật trực tiếp thì thư tư vấn pháp lý là một hình thức lựa chọn.
I. Kết cấu của một thư tư vấn pháp lý sẽ bao gồm 06 phần sau:(1) Phần mở đầu.(2) Tóm tắt nội dung sự việc và xác định yêu cầu tư vấn.(3) Liệt kê các tài liệu mà khách hàng cung cấp.(4) Liệt kê các văn bản quy phạm pháp luật áp dụng.(5) Ý kiến pháp lý.(6) Phần kết thúc.
II. Mẫu thư tư vấn pháp lý tham khảo:
Mẫu thư tư vấn pháp lý chungHotline tư vấn luật: 0768.236.248
Hà Nội, ngày 06 tháng 1năm 2016Số VB:6.1.16/TVPLGửi bằng: Email
THƯ TƯ VẤN PHÁP LÝ(Về việc: tư vấn pháp lý)
Lời đầu tiên, Văn phòng Luật sư xin gửi tới quý Công ty lời chào trân trọng, cảm ơn sự quan tâm, tin tưởng của Qúy công ty tới dịch vụ tư vấn pháp luật của Văn phòng chúng tôi. Dựa trên kết quả buổi trao đổi với quý khách ngày ..……, trên cơ sở thông tin và tài liệu khách cung cấp, chúng tôi đã nắm bắt các tài liệu, thông tin vụ việc và qua việc thực hiện chuyên môn nghiệp vụ của mình, từ đó nghiên cứu, áp dụng dẫn chiếu quy định của pháp luật hiện hành.
Sau đây Chúng tôi đưa ra ý kiến tư vấn của mình về các vấn đề mà quý Công ty quan tâm như:
………………………………………………………………………………………………………
Căn cứ trên yêu cầu tư vấn, bằng thư này, chúng tôi xin cung cấp các ý kiến pháp lý nhằm giúp quý khách hàng có được thông tin một cách chính xác và đầy đủ nhất như sau:
Tóm tắt nội dung: Tóm tắt bối cảnh nêu sự việc, các tài liệu mà khách hàng cung cấpTheo thời gian ngày.…. + Sự kiện pháp lý
– Nêu vấn đề giải quyết của khách hàng:…………………………………………………
– Căn cứ pháp lý/ Cơ sở pháp lý:……………………………………………………………Liệt kê các văn bản quy phạm pháp luật áp dụng hoặc các phương tiện giải thích bổ trợ
– Xác đinh các vấn đề luật sư được yêu cầu tư vấn:…………………………………
– Kết luận:…………………………………………………………………………………………..Trên đây là toàn bộ ý kiến của chúng tôi liên quan đến vấn đề mà quý công ty yêu cầu tư vấn. Trong trường hợp cần làm rõ thêm bất kỳ nội dung nào, quý công ty vui lòng liên hệ với chúng tôi: ………………………………………………………………………………………………………………………….
Trân trọng!TM. CÔNG TY LUẬT TẠI HÀ NỘIGiám đốcLuật sư tư vấn……………….
III. Hướng dẫn viết mẫu thư tư vấn pháp lý:
Phần này cần giới thiệu Logo của tổ chức hành nghề luật (Công ty/Văn phòng Luật sư). Tiếp đó là các phần: tiêu đề, ngày tháng, họ tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, email của người nhận.
Lưu ý nếu khách hàng là tổ chức thì cần đề tên người nhận gồm tên người đại diện theo pháp luật và tên đầy đủ của tổ chức đó.
Tiếp theo là lời chào và khẳng định ngắn gọn về phạm vi tư vấn.
2. Tóm tắt nội dung sự việc và xác định yêu cầu tư vấn
Tóm tắt sự việc dựa trên những thông tin, tài liệu mà khách hàng cung cấp. Khi tóm tắt, cần chắt lọc để loại bỏ những chi tiết rườm rà và chỉ nêu những sự kiện có ý nghĩa pháp lý. Thường cách sắp xếp khoa học nhất là sắp xếp sự việc theo trật tự thời gian để xác minh lại với khách hàng. Sau khi hoàn thành việc tóm tắt, Luật sư xác định các vấn đề khách hàng yêu cầu tư vấn. Yêu cầu tư vấn có thể được diễn đạt dưới dạng câu hỏi pháp lý.
3. Liệt kê các tài liệu khách hàng cung cấp
Phần này cần Liệt kê các tài liệu luật sư đã được khách hàng cung cấp liên quan đến vấn đề cần tư vấn mà luật sư đã kiểm tra để đưa ra câu trả lời của mình nhằm bảo lưu việc giới hạn phạm vi tư vấn. Ngoài ra, nội dung liệt kê còn thể hiện cho khách hàng thấy được luật sư đã xem xét một cách nghiêm túc, đầy đủ và toàn diện các tài liệu mà họ cung cấp.
Lưu ý ghi đúng tên, số, ngày tháng của từng tài liệu và phải sắp xếp thứ tự liệt kê phù hợp. Trong trường hợp có quá nhiều tài liệu thì có thể phân nhóm để liệt kê, ví dụ: tài liệu của khách hàng, tài liệu của cơ quan nhà nước, tài liệu người liên quan…
4. Phần liệt kê văn bản áp dụng
Liệt kê các văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng để đưa ra ý kiến pháp lý.
Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật, cần liệt kê thêm các phương tiện giải thích bổ trợ, ví dụ: các quyết định, công văn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…Trường hợp quá nhiều văn bản thì có thể lựa chọn phương án chú thích.
Đây là nội dung chính và quan trọng nhất của bản ý kiến pháp lý. Luật sư phải phân tích sự việc, kết luận, đưa ra khuyến nghị, giải pháp hoặc lời khuyên. Thông thường, để giúp khách hàng có thể dễ nắm bắt nhất thì ý kiến pháp lý cần được diễn đạt theo lối “diễn dịch”, tức đưa phần kết luận trước phần lập luận, phân tích khi kết luận là rõ ràng và có lợi cho khách hàng. Tuy nhiên, khi phần kết luận tỏ ra chưa chắc chắn hoặc bất lợi cho khách hàng thì nên phân tích lập luận trước rồi mới đưa ra kết luận.
Trong nội dung ý kiến pháp lý cần đảm bảo được các yêu cầu sau:
– Tính lôgic: cần trình bày trong một trật tự lôgic, thường sẽ được sắp xếp theo trật tự thời gian: vấn đề nảy sinh trước thì cần đề cập trước.
– Tính súc tích: Phải diễn đạt sự việc bằng số lượng từ ít nhất chừng có thể. Điều đó có nghĩa là tránh diễn đạt dài dòng, không nhắc lại hai ba lần cùng một sự việc và đừng nói đến những điều không liên quan đến vấn đề mà khách hàng đặt ra. Tuy nhiên, cũng cần chú ý đừng lạm dụng quá sự súc tích, diễn đạt quá ngắn gọn đến độ khách hàng không hiểu được luật sư muốn nói gì.
– Tính chính xác: Phải đảm bảo độ chính xác của ngôn từ, tránh sử dụng những từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Mục đích của tiêu chí này là nhằm đảm bảo việc người đọc hiểu đúng ý của người soạn thảo. Bởi, một thư tư vấn không rõ ràng làm cho khách hàng hiều nhầm có thể dẫn tới những thiệt hại mà luật sư phải chịu trách nhiệm bồi thường. Vì vậy, có không ít những trường hợp luật sư phải cân nhắc rất nhiều trước khi chọn lựa một thuật ngữ trong văn bản của mình.
Tiêu chí chính xác cũng yêu cầu người soạn thảo phải kỹ lưỡng đối với cả hình thức thể hiện văn bản. Thông thường, để làm cho văn bản bớt nặng nề, dài dòng, người ta hay sử dụng cách viết tắt những cụm từ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Tuy nhiên, việc viết tắt chỉ được chấp nhận nếu người soạn thảo đã quy ước cách viết đó ngay từ đầu thư. Chẳng hạn, một ý kiến pháp lý cần viện dẫn nhiều lần Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động nên được viết tắt lại là “Nghị định số 05”.
– Ngôn ngữ thích hợp, lịch sự: Ngôn ngữ luật sư sử dụng phải là ngôn ngữ trang trọng, lịch sự, thể hiện đạo đức nghề nghiệp của nghề luật sư. Cũng cần phải nói đến cách sử dụng thuật ngữ chuyên môn, nếu thuật ngữ này quá chuyên biệt khiến khách hàng không thể hiểu được thì tốt hơn hết hãy dùng một từ phổ thông có nghĩa tương đương hoặc định nghĩa hay giải thích thuật ngữ đó. Nhìn chung, tùy thuộc vào đối tượng khách hàng (là một cá nhân thông thường hoặc là người cũng có đôi chút hiểu biết pháp luật), luật sư cần phải biết điều chỉnh văn phong cho phù hợp.
– Kỹ thuật trình bày văn bản: Cần viết mỗi ý chính là một đoạn văn. Việc chia đoạn và xuống dòng theo từng ý sẽ giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt nội dung của văn bản. Một nguyên tắc mà người soạn thảo cần phải biết là mỗi trang đánh máy phải được chia tối thiểu làm hai đoạn.
Đưa ra nội dung bảo lưu ý kiến pháp lý và giới hạn trách nhiệm của luật sư.
Ví dụ: “Ý kiến pháp lý được chúng tôi đưa ra trên cơ sở các thông tin, tài liệu và yêu cầu tư vấn của Công ty phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Chúng tôi không có trách nhiệm xác minh tính xác thực của các thông tin, tài liệu này và không chịu trách nhiệm trong trường hợp các thông tin, tài liệu này không đảm bảo tính đầy đủ, trung thực, chính xác”.
Đưa ra nội dung về tính riêng biệt và bảo mật của ý kiến pháp lý.
Ví dụ: “Ý kiến pháp lý này chỉ được gửi tới Công ty cho riêng mục đích của Công ty liên quan tới nội dung được yêu cầu tư vấn. Công ty được quyền sử dụng Ý kiến pháp lý này để làm việc với bên có liên quan trực tiếp đến vụ việc. Ngoài mục đích vừa nêu, Công ty hoặc bất kỳ bên thứ ba nào khác không được sử dụng Ý kiến pháp lý này làm căn cứ hoặc sử dụng cho mục đích khác, trừ khi được chúng tôi xem xét và có ý kiến đồng ý bằng văn bản”.
Cuối cùng là chữ ký và ghi rõ họ tên của Luật sư.
» Dịch vụ soạn thảo đơn thư tư vấn pháp luật
Trên đây là mẫu thư tư vấn pháp lý để mọi người tham khảo. Dịch vụ viết thư tư vấn pháp lý: