Trong hình học, sự song song là đặc tínhkhông cắt nhau và luôn cách đều nhau tại mọi điểm tương ứng của các đường thẳng, mặt phẳng, hoặc tổng quát hơn là các không gian afin.
Tiêu chí xác định tính “quốc tế” của hoạt động thương mại quốc tế tư, quan hệ thương mại quốc tế tư:
Thương mại quốc tế tư là hoạt động thương mại quốc tế diễn ra giữa các thương nhân (cá nhân, tổ chức kinh tế có thể là quốc gia khi quốc gia tham gia với tư cách như một thương nhân). Tính “quốc tế” hay sự liên quan tới hai hay nhiều quốc gia khác nhau của hoạt động thương mại quốc tế tư phụ thuộc vào từng hệ thống pháp luật, điều ước quốc tế. Các tiêu chí thường được dùng để xác định tính “quốc tế” của hoạt động thương mại quốc tế tư, quan hệ thương mại quốc tế tư gồm:
– Một bên hoặc các bên là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài; hoặc
– Căn cứ để xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ thương mại phát sinh ở nước ngoài; hoặc
– Tài sản là đối tượng của quan hệ thương mại đang ở nước ngoài.
Quan hệ thương mại quốc tế giữa thương nhân và quốc gia (quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ, quan hệ giữa nhà đầu tư nước ngoài với nước tiếp nhận đầu tư…) có thể được coi là một dạng quan hệ thương mại quốc tế tư đặc biệt. Dù quan hệ này có sự tham gia của quốc gia- chủ thể có quyền miễn trừ tư pháp, ngày nay, quốc gia thường từ bỏ quyền miễn trừ này khi tham gia quan hệ thương mại quốc tế với thương nhân, theo đó, biến vị thế của quốc gia trở nên tương tự như thương nhân trong quan hệ thương mại giữa hai bên.
Từ đó có thể hiểu quan hệ thương mại song phương là quan hệ thương mại quốc tế được tiến hành giữa hai quốc gia nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm việc mua bán hàng hóa, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi.
Hiệp định thương mại song phương:
Khi xác lập quan hệ thương mại song phương, các quốc gia thông thường sẽ kí kết điều ước quốc tế song phương, mà có thường dùng với tên gọi là Hiệp định thương mại song phương. Hiệp định Thương mại Song phương là một hiệp định (điều ước quốc tế) do hai bên chủ thể trong quan hệ quốc tế ký kết với mục đích xác lập mối quan hệ pháp lý giữa hai bên trong hoạt động thương mại quốc tế. Nội dung của từng loại hiệp định thương mại song phương sẽ đề cập đến từng lĩnh vực khác nhau như thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ,…. Những quy định trong hiệp định thương mại song phương điều chỉnh các quan hệ pháp lý giữa hai bên kí kết hiệp định.
Với bản chất là một điều ước quốc tế, nên hiệp định thương mại song phương mang những đặc điểm chung của các điều ước quốc tế. Hiệp định thương mại song phương là văn bản pháp lý quốc tế do các chủ thể của pháp luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quan hệ thương mại quốc tế. hiệp định thương mại song phương có những đặc điểm cơ bản sau :
– Thứ nhất, hiệp định thương mại song phương là một văn bản pháp lý
Văn bản là hình thức tồn tại rất phổ biến của điều ước quốc tế. Khi đề cập đến điều ước quốc tế nói chung và hiệp định thương mại song phương nói riêng dù trong thực tiễn hay trong các văn bản pháp luật, điều ước quốc tế được nhắc đến thường chỉ là những điều ước thành văn. Công ước Viên năm 1969 cũng như pháp luật kí kết điều ước quốc tế của các quốc gia đều quy định hình thức có giá trị pháp lý ghi nhận kết quả thỏa thuận giữa các quốc gia là bằng văn bản. Do vậy mà các hiệp định thương mại song phương thường được thể hiện bằng văn bản.
– Thứ hai, chủ thể của hiệp định thương mại song phương là chủ thể luật quốc tế
Xác định rõ tư cách chủ thể của hiệp định thương mại song phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi đó là một trong những yếu tố quyết định giá trị pháp lý của văn bản điều ước được ký kết. Bản chất của luật quốc tế là hình thành từ sự thỏa thuận nên trong quan hệ quốc tế không có cơ quan lập pháp chuyên trách. Hiệp định thương mại song phương là văn bản chứa đựng các nguyên tắc, quy phạm pháp luật thương mại quốc tế do chủ thể luật quốc tế xây dựng, tạo lập nên. Bởi vậy, về mặt nguyên tắc, những thực thể không có tư cách chủ thể luật quốc tế thì không phải là chủ thể của hiệp định thương mại song phương hay nói cách khác chủ thể của hiệp định thương mại song phương là chủ thể luật quốc tế.
Ngoài quốc gia – chủ thể cơ bản của luật quốc tế và có quyền tham gia ký kết điều ước quốc tế thì còn có các chủ thể khác của luật quốc tế mà điển hình là tổ chức quốc tế liên chính phủ ( Ví dụ : Liên hợp quốc, ASEAN… ) đang tham gia ngày càng nhiều vào quan hệ thương mại quốc tế nói chung và quan hệ thương mại song phương nói riêng. Trong hầu hết các trường hợp, các quốc gia đều trực tiếp tham gia ký kết hiệp định thương mại song phương (thông qua các đại diện đương nhiên hoặc đại diện được ủy quyền của quốc gia).
– Thứ ba, bản chất pháp lý của hiệp định thương mại song phương là sự thỏa thuận.
Trong điều kiện luật quốc tế không tồn tại một cơ chế quyền lực chung để xây dựng và cưỡng chế việc thực thi, tuân thủ pháp luật thì thỏa thuận là phương thức nền tảng để hình thành hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế. Mặt khác cơ sở cho việc thiết lập các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý quốc tế của các thành viên điều ước là ý chí thỏa thuận giữa các chủ thể ký kết. Sự thỏa thuận không chỉ thể hiện ở nội dung mà cả trong hình thức của hiệp định. Hiệp định thương mại song phương ra đời không những phải dựa trên sự thỏa thuận mà sự thỏa thuận đó còn phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Một hiệp định thương mại song phương được ký kết mà không dựa trên sự thỏa thuận hoặc thỏa thuận trái với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế thì sẽ không có hiệu lực pháp lý.
Như vậy tiêu chí đánh giá tính hợp pháp của sự thỏa thuận giữa các bên là các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Tiêu chí này khi được đáp ứng thì nội dung thỏa thuận, hình thức của thỏa thuận, số lượng các văn bản ghi nhận sự thỏa thuận… được các bên thống nhất sẽ có trị ràng buộc. Đối với hiệp định thương mại song phương bất thành văn, khi đã được các chủ thể luật quốc tế nhất trí sử dụng hình thức này thì giá trị hiệu lực của điều ước này phải được bảo đảm và công nhận. Sự thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ hiệp định thương mại song phương không chỉ được thể hiện thông qua các hành vi cụ thể như : đàm phán, ký, phê chuẩn… điều ước đó mà còn có thể được thông qua việc chủ thể chấp nhận hiệu lực của điều ước có sẵn.
– Thứ tư, hiệp định thương mại song phương được điều chỉnh bởi luật quốc tế.
Quá trình hình thành các văn bản hiệp định thương mại song phương phải được tiến hành trên cơ sở các quy định của luật quốc tế. Luật quốc tế không chỉ điều chỉnh quá trình ký kết, nội dung ký kết mà còn điều chỉnh cả việc thực hiện hiệp định thương mại song phương sau khi có hiệu lực. Điển hình như các nguyên tắc : tự nguyện, bình đẳng, phù hợp giữa nội dung của hiệp định với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, Pacta sunt servanda… chính là cơ sở quan trọng xác định hiệu lực của hiệp định, xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ điều ước. Một thỏa thuận thương mại quốc tế giữa hai quốc gia sẽ không có giá trị của một hiệp định thương mại song phương nếu thỏa thuận đó không được điều chỉnh bởi luật quốc tế. Nói cách khác khi thỏa thuận được tiến hành giữa các quốc gia nhưng luật áp dụng lại là luật của một trong các bên ký kết thì văn kiện hình thành không có giá trị pháp lý của một điều ước. Đặc điểm này là một trong những dấu hiệu phân biệt hiệp định thương mại song phương với một văn bản không phải là hiệp định thương mại song phương.
- Công ty Codupha là một trong ba doanh nghiệp được Cục Quản lý dược (CQLD) VN cho phép nhập khẩu một số thuốc đang có giá bán quá cao tại VN để bình ổn thị trường. CQLD đề nghị chúng tôi phải đáp ứng được các điều kiện:
“Thuốc nhập khẩu vào VN để bình ổn giá là các thuốc đã có số đăng ký của cùng một công ty, tập đoàn sản xuất kinh doanh dược phẩm được sản xuất tại cùng một nước hoặc tại các nước khác nhau. Những thuốc này phải có giấy phép lưu hành tại nước sở tại của nhà sản xuất hoặc tại nước mà thuốc đó đang được phép lưu hành. Cơ sở xuất khẩu và cơ sở nhập khẩu phải có cam kết chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc. Thuốc nhập khẩu phải được lấy mẫu kiểm tra chất lượng cho từng lô sản xuất. Chỉ những lô thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng mới được lưu hành và đưa vào sử dụng. Giá bán của các thuốc nhập khẩu nhằm bình ổn thị trường phải thấp hơn giá thuốc có số đăng ký nhưng đang bị áp đặt giá cao tại VN. Công ty cung cấp nước ngoài phải có cam kết đảm bảo chất lượng thuốc xuất khẩu cho VN”.
* Những điều kiện này có phù hợp và tạo thuận lợi cho các công ty được giao nhiệm vụ nhập khẩu để bình ổn giá thuốc không, thưa ông?
Nếu một nhà sản xuất sở hữu một sản phẩm ở vài nước, thì vì một số lý do họ có thể quyết định bán sản phẩm đó ở các mức giá khác nhau ở mỗi nước. Nếu giá ở nước A thấp hơn ở nước B đáng kể thì các nhà nhập khẩu ở nước B có thể mua sản phẩm với giá rẻ hơn ở nước A và bán ở nước B với mức giá thấp hơn giá do nhà sản xuất qui định. Đó là nhập khẩu song song.
- Hầu hết các điều kiện đều thực hiện được. Tuy nhiên, điều kiện “thuốc nhập khẩu vào VN phải có giấy phép lưu hành tại nước sở tại của nhà sản xuất hoặc tại nước mà thuốc đó đang được phép lưu hành” thì rất khó thực hiện. Bởi khi có chủ trương của CQLD, chúng tôi đã liên hệ với nhiều nơi.
Thế nhưng ngoại trừ Tây Ban Nha - một nước thành viên của Liên minh châu Âu - thì các nước còn lại trong khu vực và trên thế giới chỉ cấp một lần duy nhất, không cấp phép lưu hành cho bên thứ ba trừ khi nhà sản xuất đó thay đổi công thức, sang nhượng bản quyền cho một nhà sản xuất khác hay thay đổi nhà máy sản xuất mà thôi. Điều kiện này khiến chúng tôi tuy có nhập được thuốc từ Tây Ban Nha giá rẻ từ 10-50%, nhưng chưa phải là rẻ nhất.
Chúng tôi được biết các hãng sản xuất đang được nhập thuốc vào VN đều thông qua “nhà phân phối duy nhất”. Do vậy, nếu cho nhập khẩu song song mà kèm điều kiện không thực hiện được, có nghĩa chỉ là biện pháp đối phó. Và thực chất vẫn trở lại đúng cơ chế độc quyền nhập khẩu?
* Nhiều người còn phân vân không biết thuốc giá rẻ thì chất lượng như thế nào và ai phải chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc trước người tiêu dùng?
- Về mặt nguyên tắc, nhà sản xuất bao giờ cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý về sản phẩm của mình đối với người tiêu dùng chứ không phải là nhà phân phối. Tuy nhiên, bản thân chúng tôi khi nhập thuốc cũng có những điều kiện để ràng buộc nhà cung ứng thuốc cho mình. Vì vậy người dân có thể yên tâm về chất lượng thuốc.
* Ông có thể cho biết việc nhập khẩu thuốc này có thể bình ổn giá thuốc như mong muốn của Bộ Y tế hay không và khi nào thì bình ổn được?
- Hiện nay những công ty được phép nhập khẩu để chống độc quyền mới chỉ nhập một số mặt hàng đặc trị có giá cao và như thế thì chưa đủ đề bình ổn giá tất cả các mặt hàng trên thị trường. Trước mắt, trong khoảng một tháng nữa nếu chạy được “giấy phép lưu hành” thì chỉ những mặt hàng được nhập về để chống độc quyền mới có thể giảm giá, còn những mặt hàng khác thì chưa.
Chúng tôi cho rằng đã gọi là chống độc quyền, hạ giá thuốc cho người nghèo có điều kiện chữa bệnh thì thuốc gì cũng có thể cho phép nhập khẩu song song. Và bất cứ công ty nào có chức năng xuất nhập khẩu dược phẩm thì đều có thể tham gia làm việc này.
* Theo ông, chỉ giải quyết vấn đề nhập thuốc chống độc quyền thì có đủ để bình ổn giá thuốc hay không?
- Nếu chỉ cho phép nhập khẩu song song để chống độc quyền thuốc thì mới chỉ bình ổn được một phần thị trường. Phần còn lại là “hoa hồng” cho bác sĩ và mua bán lòng vòng qua nhiều khâu trung gian sỉ, lẻ nếu không được quan tâm chấn chỉnh thì giá thuốc tại VN chắc chắn chưa thể trở về đúng giá trị thực của nó.
Một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu, kinh doanh dược phẩm tại TP.HCM cho rằng chủ trương cho nhập khẩu song song (NKSS) là điều mà lâu nay họ mong đợi. Tuy nhiên, tính pháp lý của việc NKSS ra sao, như thế nào là NKSS, ai được phép NKSS?... Bộ Y tế nên tổ chức lấy ý kiến tham khảo, góp ý của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có doanh nghiệp lại cho rằng Bộ Y tế nên trở lại việc thực hiện chính sách nhập khẩu thuốc ở thời điểm đầu những năm 1990. Đó là qui định một nhà sản xuất nước ngoài khi đã đăng ký lưu hành thuốc vào VN thì tất cả các đơn vị xuất nhập khẩu ở VN có chức năng phân phối đều được quyền mua thuốc của nhà sản xuất này về bán.
Đồng thời phải ràng buộc nhà sản xuất đã đăng ký thuốc vào VN phải bán thuốc cho tất cả các doanh nghiệp VN có chức năng phân phối chứ không thể chỉ bán cho một doanh nghiệp độc quyền.