Tình trạng nhầm lẫn ngành Y tá với Điều dưỡng khá phổ biến. Trường hợp này không chỉ xảy ra với các em sinh viên mà còn có cả những người đã và đang làm trong lĩnh vực Y khoa. Bài viết này, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ giúp bạn đọc hiểu đúng về Y tá cùng những thông tin quan trọng xoay quanh công việc này.

Triển vọng, cơ hội nghề y tá là gì?

Nhu cầu nhân lực y tá điều dưỡng chất lượng cao đang gia tăng Hiện tại, ngành y tá điều dưỡng vẫn đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực để đáp ứng nhu cầu. Tỷ lệ y tá điều dưỡng ở Việt Nam hiện chỉ đạt 2 người/1 bác sĩ - một con số rất thấp so với yêu cầu chiếm 70% tổng lực lượng ngành Y tế.

Hiện nay, y tá điều dưỡng được mọi cơ sở y tế, từ trạm y tế đến bệnh viện công các cấp, bệnh viện tư nhân và bệnh viện đa khoa quốc tế chào đón. Nhu cầu lớn này đem lại cơ hội việc làm và cho phép các bạn trẻ đam mê chăm sóc sức khỏe có cơ hội góp phần vào công việc này.

Các bệnh viện lớn tuyển dụng y tá điều dưỡng không phân biệt trình độ học vấn. Dù là bạn học ở trình độ đại học hay cao đẳng, chỉ cần có bằng cấp đạt chuẩn, kiến thức sâu và kỹ năng chuyên môn vững vàng, bạn sẽ luôn được chào đón tại các cơ sở y tế danh tiếng như Vinmec, Thu Cúc, Hồng Ngọc,... với mức thu nhập hấp dẫn.

Ngoài hệ thống bệnh viện, người y tá điều dưỡng còn có thể thực hiện công việc chăm sóc bệnh nhân, người cao tuổi và người khuyết tật tại các Trung tâm bảo trợ xã hội và Viện dưỡng lão. Hơn nữa, những người tốt nghiệp đại học cũng có thể lựa chọn làm việc tại một số nước láng giềng như Hàn Quốc, Nhật Bản với vai trò y tá tại các bệnh viện tư nhân và viện dưỡng lão, cùng với mức thu nhập cao.

Người Y tá điều dưỡng đảm nhiệm một số hạng mục công việc quan trọng tại Việt Nam như sau:

Bên cạnh các công việc trên, người Y tá điều dưỡng cũng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác như hỗ trợ trong quá trình phẫu thuật, chăm sóc bệnh nhân trong quá trình hồi phục sau ca phẫu thuật, đo lường các chỉ số sức khỏe cơ bản, thực hiện các kỹ thuật y tế như đo huyết áp, đo nhiệt độ, và cung cấp hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân và gia đình.

Như vậy, công việc của người Y tá điều dưỡng rất đa dạng và quan trọng, góp phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân.

Ngành Y tá là gì? Các công việc của Y tá

Y tá là người có nhiệm vụ hỗ trợ bác sĩ theo dõi bệnh nhân, đồng thời thực hiện chăm sóc, tư vấn và đảm bảo quá trình điều trị diễn ra đúng kế hoạch. Y tá là bộ phận không thể thiếu trong ngành Y tế, họ có mối quan hệ gắn bó mật thiết với người bệnh, thực hiện các công việc trong phạm vi hành nghề giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi.

Y tá là người có nhiệm vụ hỗ trợ bác sĩ theo dõi bệnh nhân, chăm sóc, tư vấn, đảm bảo quá trình điều trị đúng kế hoạch

Công việc chính của một Y tá gồm có:

Qua các công việc trên chứng tỏ Y tá tham gia vào vào hầu hết các công đoạn chăm sóc sức khỏe người bệnh. Đặc điểm này khiến nhiều người liên tưởng đến một vị trí khác là Điều dưỡng. Thực chất, đây là hai nghề khác nhau, và với những ai đang có dự định theo ngành Y Dược cần nắm rõ điều này.

Điều dưỡng là ngành thuộc hệ thống y tế bảo vệ, nâng cao, cải thiện sức khỏe con người. Điều dưỡng sẽ cùng với các bác sĩ chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe thể chất – tinh thần cho bệnh nhân.

Y tá và Điều dưỡng là hai nghề khác nhưng đều thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người bệnh. Cả hai công việc có mối liên kết chặt chẽ, là cầu nối giữa người bệnh và bác sĩ. Tuy nhiên, giữa hai nghề này vẫn có nhiều điểm khác biệt mà với các em học sinh – những người còn ngồi trên ghế nhà trường cần hiểu đúng.

Cao đẳng Điều dưỡng, Trung cấp, Đại học, Sau Đại học.

Đại học 4 – 5 năm; Cao đẳng 3 năm; Trung cấp 12 tháng – 2 năm.

Là người thực hiện theo y lệnh, là trợ thủ đắc lực của bác sĩ, chịu trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân trước khi Điều dưỡng xuất hiện.

Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận trong hệ thống y tế nhằm nâng cao sức khỏe, phòng bệnh tật, chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh và người khuyết tật tại các cơ sở y tế.

Đồng thời thực hiện chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Như vậy có thể kết luận rằng Y tá và Điều dưỡng không giống nhau hoàn toàn. Hoặc có thể nói, Y tá là “tiền thân” của Điều dưỡng. Tuy nhiên thực tế hiện nay việc gộp chung tên gọi Y tá – Điều dưỡng dần trở nên phổ biến. Trong hệ thống y tế nước ngoài, cả hai đều có tên tiếng Anh chung là Nurse.

Từ sau năm 1990 Chính phủ đã cho phép đào tạo Y tá bậc Đại học và sau Đại học nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và tính chuyên nghiệp. Văn phòng Chính phủ đã có văn bản đổi tên Hội Y tá – Điều dưỡng thành Hội Điều dưỡng Việt Nam;

Năm 2005 ban hành Tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch viên chức Điều dưỡng thay cho ngạch Y tá; Luật Khám chữa bệnh 2009 cũng quy định trong danh mục hành nghề khám – chữa bệnh gồm chức danh Điều dưỡng viên. Vì vậy, trong ngành y tế Việt Nam hiện tại không còn ngành Y tá và đổi thành ngành Điều dưỡng.

Là những người có vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nên Điều dưỡng đang được đông đảo giới trẻ tìm hiểu và theo học. Hơn hết, nguyên nhân chính phải kể đến mức lương hiện nay.

Học Y tá – Điều dưỡng có dễ xin việc không?

Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện nay cả nước có 1.400 bệnh viện công lập, hơn 300 bệnh viện ngoài công lập có hệ thống Điều dưỡng trưởng và Điều dưỡng quản lý và chăm sóc. Lực lượng này chiếm tới 70% đội ngũ làm công tác khám – chữa bệnh nhưng lại đang khan hiếm.

Tỷ lệ Điều dưỡng của Việt Nam chỉ đạt 16.5/10.000 dân, thấp hơn nhiều so với mức trung bình khu vực và trên thế giới. Các chuyên gia tính toán trong khoảng 5 năm tới nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà trong nhân dân tăng lên khoảng 38.1%. Nhân lực ngành Y tế Việt Nam thời gian tới cần bổ sung gấp 55.000 bác sĩ và 83.000 điều dưỡng.

Để giải quyết vấn đề, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu đạt 25 điều dưỡng/vạn dân vào năm 2025 và 33 điều dưỡng/vạn dân đến năm 2030. Nhu cầu bổ sung nhân sự được đẩy mạnh kéo theo công tác đào tạo thế hệ Điều dưỡng kế cận tăng cao. Đây là thời cơ lý tưởng để sinh viên nắm bắt, tích lũy kiến thức – kinh nghiệm đón đầu tiềm năng công việc trong tương lai.

Sinh viên học tập, tích lũy kiến thức – kinh nghiệm đón đầu tiềm năng công việc trong tương lai

Nhận định về vấn đề này, TS.Trần Quang Huy – Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam khẳng định Điều dưỡng vẫn là ngành có nhiều cơ hội việc làm khi tốc độ già hóa dân số nhanh chóng. Kéo theo đó là nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng không chỉ với riêng chăm sóc truyền thống bệnh cấp tính trong bệnh viện nội – ngoại – sản khoa mà với cả chăm sóc người già, chăm sóc tại nhà, chăm sóc phục hồi,…

Không chỉ trong nước, tại các quốc gia y học phát triển Điều dưỡng cũng là ngành có tiềm năng phát triển tốt. Công bố mới đây của Cục Quản lý lao động nước ngoài cho biết, năm 2024 Nhật Bản dự kiến cần khoảng 60.000 người lao động làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Tại Hàn Quốc, Điều dưỡng viên cũng là ngành “hot” khi tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên ở quốc gia này ước tính tăng từ 17.4% trong năm 2022 lên 47.7% vào năm 2072. Với các bạn trẻ đây được xem là cơ hội tốt để làm công việc yêu thích với thu nhập hấp dẫn.

Như vậy, dù bạn có nhu cầu làm trong nước hay nước ngoài thì Điều dưỡng vẫn là hướng đi thông minh. Việc chọn trường học uy tín cũng là vấn đề người học cần quan tâm bởi môi trường học là yếu tố đầu tiên, quyết định trình độ chuyên môn và cơ hội việc làm cho cả chặng đường sau này của bạn.