Vào ngày 19/8, cách đây 75 năm về trước, lực lượng Công an nhân dân Việt Nam ra đời trong không khí hân hoan, thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám lịch sử vĩ đại, là dấu mốc quan trọng, sáng ngời trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội của đất nước.

Trang phục CAND từ ngày 6/6/2016

Màu sắc trang phục về cơ bản giữ nguyên song chất lượng vải tốt hơn, màu hơi đậm hơn.

Kiểu dáng thống nhất với nam giới là áo cổ đứng, sơ mi.

Điểm mới trong trang phục nữ là màu sắc của cầu vai, cổ bẻ cứng chữ "K" (tương tự trang phục cũ). Trước đây cổ áo cả nữ và nam có cành tùng nay thay bằng hình công an hiệu.

Trên quân phục mới, bảng tên có hình chữ nhật, nền màu xanh lam với chữ, số, đường viền màu vàng. Trên bảng tên, nếu là cán bộ giữ chức vụ có 3 dòng gồm: họ tên, chức vụ, số hiệu. Cán bộ không giữ chức vụ ghi họ tên, số hiệu. Với học viên, số hiệu in trực tiếp vào ngực phải áo; chữ, số, đường viền màu vàng sẫm.

Riêng lực lượng cảnh sát cơ động, phần cầu vai có sự khác biệt ở màu sắc vạch. Theo trung úy Đinh Hải Yến: "Vạch xanh để phân biệt giữa đội làm chuyên môn về kỹ thuật như hậu cần, tuyên truyền, kế toán với các đội làm nghiệp vụ".

Theo kế hoạch, trang phục của cảnh sát cơ động, cảnh sát cơ động đặc nhiệm đang được cải tiến, ít nhất 3 tháng nữa mới hoàn thiện và cấp phát.

Trang phục thu đông đã triển khai vào ngày 1/11/2016.

Đa số phương tiện di chuyển của lực lượng Công an nhân dân ở Việt Nam đều là xe ô tô có màu trắng hoặc đen, sọc xanh dương với các dòng chữ như "Cảnh sát", "Cảnh sát giao thông", "Cảnh sát 113" được in lên chỗ dễ thấy. Do đặc tính về cơ sở hạ tầng, đường sá và mật độ lưu thông ở Việt Nam nên các phương tiện di chuyển này thường là xe mô tô có đặc điểm nhỏ gọn, tiện dụng, bền, hiệu quả cao và chi phí bảo trì rẻ. Vì vậy ít thấy những chiếc xe motor phân khối lớn cồng kềnh hay những chiếc xe tải, xe đặc dụng to lớn. Các phương tiện di chuyển này tất cả đều phải gắn còi ưu tiên, loa phát tín hiệu, đèn xoay khẩn cấp. Ngoài ra còn một số xe đặc chủng dành cho các nhiệm vụ đặc biệt khi cần thiết.

Thông thường, các loại xe hai bánh phân khối lớn được sử dụng bởi cảnh sát giao thông, cảnh sát phản ứng nhanh 113, cảnh sát cơ động hoặc cảnh sát trật tự cơ động.

Mít tinh trọng thể kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam

Trong không khí hào hùng của những ngày mùa thu Cách mạng Tháng Tám lịch sử, sáng 16/8/2020, Đảng uỷ Công an Trung ương và Bộ Công an trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (CAND) Việt Nam (19/8/1945 – 19/8/2020), 15 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 – 19/8/2020) và đón nhận Huân chương Quân công hạng Nhất.

Đã xem: 6489

Sáng 7/4/2023, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị báo cáo viên Trung ương tháng 4/2023 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại các điểm cầu trong cả nước.

Chủ trì Hội nghị có các đồng chí: Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng nhấn mạnh: Hội nghị báo cáo viên Trung ương tháng 4/2023 là hoạt động quan trọng, mang tính thời sự, góp phần tăng cường công tác phối hợp giữa Đảng ủy Công an Trung ương và Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác định hướng tuyên truyền và tuyên truyền; góp phần xây dựng lực lượng Công an nhân dân (CAND) thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Thông qua Hội nghị báo cáo viên, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an mong muốn, các đồng chí báo cáo viên các tỉnh, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Trung ương, các đồng chí báo cáo viên thuộc lực lượng CAND với trách nhiệm là những “chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hóa”, tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền đến cơ sở, đến từng khu phố, bản làng và quần chúng nhân dân về ý nghĩa, nội dung và kết quả học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy của lực lượng CAND trong 75 năm qua và những nội dung cơ bản của 03 dự thảo Luật do Bộ Công an chủ trì xây dựng; từ đó cổ vũ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tích cực tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới theo Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Hùng đã trực tiếp trao đổi, thông tin đến các đại biểu chuyên đề những nội dung cơ bản của 03 dự thảo Luật: Luật Công an Nhân dân (sửa đổi), Luật Căn cước công dân (sửa đổi) và Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh - trật tự.

Nội dung chuyên đề nhấn mạnh: Đây là 03 dự án Luật quan trọng do Bộ Công an chủ trì xây dựng và đã được Chính phủ thông qua. Trong đó, Luật CAND (sửa đổi) đã kịp thời thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Các nội dung lớn của dự án Luật là sửa đổi, bổ sung quy định về hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân Công an; Quy định về thăng cấp bậc hàm cấp Tướng trước thời hạn đối với sĩ quan CAND có thành tích đặc biệt xuất sắc đạt được trong chiến đấu và công tác; quy định về cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan CAND.

Luật Căn cước công dân (sửa đổi) đã kịp thời cập nhật, thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính; phát huy những kết quả tích cực đã đạt được, khắc phục những tồn tại, bất cập nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về dân cư, thúc đẩy chuyển đổi số hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng, củng cố, duy trì lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Pháp điển hóa văn bản quy phạm pháp luật về các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở để quy định trong văn bản luật, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, tương xứng hơn trong xây dựng, hoạt động, quản lý, sử dụng các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sở…

Tại Hội nghị, các đại biểu còn nghe PGS.TS Nguyễn Bình Ban, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Công an, Bộ Công an thông tin chuyên đề :“75 năm Công an Nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” và các hoạt động kỷ niệm của Bộ Công an. Đồng chí Đào Trung Chính, Cục trưởng Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông tin về  “Kết quả lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và những điểm mới nổi bật của dự thảo Luật”.

Định hướng công tác tuyên truyền trong thời gian tới, đồng chí Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội, đội ngũ báo cáo viên các cấp và tuyên truyền viên cơ sở căn cứ thông tin, tư liệu do các đồng chí báo cáo viên Bộ Công an cung cấp, tuyên truyền nhấn mạnh: Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân giản dị, mộc mạc, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, nhưng hàm chứa những nội dung sâu sắc, phong phú, thể hiện đầy đủ ý nghĩa cách mạng và khoa học; lý luận và thực tiễn; phẩm chất và năng lực của người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam.

Đặc biệt, đồng chí Lê Hải Bình đề nghị báo cáo viên cả nước cần tập trung tuyên truyền những nội dung cơ bản của 03 dự thảo Luật: Luật Công an Nhân dân (sửa đổi), Luật Căn cước công dân (sửa đổi) và Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh - trật tự mà Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã cung cấp. Trong đó tập trung nhấn mạnh các điểm mới, tiến bộ trong các dự án Luật, việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào công tác quản lý nhà nước của Bộ Công an; những tác động tích cực của dự án Luật đối với công tác bảo đảm an ninh trật tự. Đồng thời đấu tranh phản bác các thông tin, luận điệu sai trái, thù địch, lợi dụng việc Bộ Công an xây dựng, ban hành các dự án luật để chống phá, xuyên tạc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và ngành Công an; lan tỏa hình ảnh đẹp người chiến sĩ Công an nhân dân trong lòng nhân dân.

Tuyên truyền về kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đồng chí Lê Hải Bình đề nghị: Tuyên truyền cần khẳng định việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân được chuẩn bị kỹ lưỡng, tiến hành sâu rộng, phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng và tạo sự đồng thuận trong nhân dân về việc hoàn thiện dự thảo Luật. Việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị, xã hội sâu rộng; thu hút được sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhân sĩ, trí thức, người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài; phát huy quyền làm chủ của nhân dân; huy động trí tuệ, tâm huyết của toàn thể các tầng lớp nhân dân.

Ngoài ra, đồng chí Lê Hải Bình đề nghị báo cáo viên cả nước cần tuyên truyền tình hình kinh tế - xã hội những tháng đầu năm; tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị quan trọng của đất nước như: Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch); Kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023); Kỷ niệm 69 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2023)….

Công an nhân dân Việt Nam là một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là lực lượng Cảnh sát (Công an) của Việt Nam, làm nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước về bảo vệ an ninh Quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực hiện thống nhất quản lý về bảo vệ an ninh Quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh Quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Công an nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch Nước, sự thống nhất quản lý của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.[1] Khẩu hiệu của lực lượng từ những ngày đầu thành lập là "Bảo vệ An ninh Tổ quốc".

Từ "công an" là một từ gốc Hán (公安) và được sử dụng tại các nước như Việt Nam (公安-công an), Nhật Bản(公安-こうあん) và Hàn Quốc (公安-공안). Nghĩa của nó được hình thành bởi hai chữ Hán "Công" nghĩa là "công cộng" và "an" nghĩa là "trật tự", "hoà bình". "Công an", theo đó, có nghĩa là "lực lượng gìn giữ trật tự công cộng".

Nguồn gốc của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam được xem là bắt đầu từ các đội Tự vệ Đỏ trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), các Đội Danh dự trừ gian, Hộ lương diệt ác... do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập với mục đích bảo vệ tổ chức. Những năm 1930 - 45, để chống các hoạt động phá hoại và do thám của thực dân Pháp và chính quyền tay sai, bảo vệ cách mạng, Đảng Cộng sản Đông Dương đã thành lập các đội: Tự vệ đỏ, Tự vệ công nông, Danh dự trừ gian, Danh dự Việt Minh. Đó là những tổ chức tiền thân của Công an nhân dân và quân đội nhân dân sau này.

Sau cuộc Cách mạng tháng Tám (nổ ra ngày 19 tháng 8 năm 1945), chính quyền lâm thời của Việt Minh đã có chỉ thị thành lập một lực lượng vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự[2]. Tuy nhiên, lực lượng này chưa có tên gọi chung mà mang nhiều tên gọi khác nhau, như Sở Liêm phóng (ở Bắc Bộ), Sở trinh sát (ở Trung Bộ), Quốc gia Tự vệ Cuộc (ở Nam Bộ). Đến ngày 21 tháng 2 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 23/SL hợp nhất các lực lượng này thành một lực lượng Công an nhân dân ở cả ba miền được thống nhất một tên gọi thống nhất là Công an có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; và thành lập Việt Nam Công an Vụ để quản lý lực lượng Công an nhân dân do một Giám đốc đứng đầu, mà người đầu tiên là Lê Giản[3].

Trong thời kỳ đầu, cơ quan quản lý ngành Công an là Nha Công an vụ, trực thuộc Bộ Nội vụ. Đến ngày 16 tháng 2 năm 1953, thành lập thành Thứ bộ Công an, trực thuộc Bộ Nội vụ, đứng đầu là một Thứ trưởng. Đến năm 1955, thì tách hẳn thành Bộ Công an. Năm 1959, sáp nhập các lực lượng biên phòng thành lực lượng Công an vũ trang (nay là lực lượng Biên phòng) trực thuộc quyền quản lý của Bộ Công an (về sau lại chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng). Cũng từ năm này, lực lượng Công an được tổ chức vũ trang và bán vũ trang theo biên chế, có phù hiệu và cấp hàm tương tự như quân đội.