Với nhiều nhà văn, Thăng Long - Hà Nội là một đề tài vô tận để họ thả hồn mình theo ngòi bút. Từ xa xưa, mảnh đất kinh kì Thăng Long đã đi vào những câu ca dao mê đắm lòng người. Cho đến hôm nay và mãi về sau, chắc chắn sẽ có nhiều tác phẩm nữa ngợi ca vẻ đẹp của Hà Nội. Là người Hà Nội, cả cuộc đời sống ở Hà Nội, nhà văn Thạch Lam có cái cảm nhận rất riêng về chốn thủ đô ngàn năm tuổi. Trong tác phẩm “Hà Nội 36 phố phuờng” ông nhìn Hà Nội không qua con mắt của một nhà nghiên cứu, mà qua con mắt của một nhà thơ, một người yêu Hà Nội như máu thịt mình vậy. Tất cả Hà Nội hào hoa và thanh lịch, Hà Nội bình dị mà lại quý phái hiện lên dưới ngòi bút miêu tả đặc sắc của nhà văn. Dưới cái nhìn độc đáo của ông, Hà Nội của một thời hiện ra thật thú vị. Nó thú vị ngay từ những chủ đề mà tác giả tìm hiểu. Từ những quán hàng nổi tiếng với những món ăn chơi của nhà giàu cho đến những món ăn vô cùng bình dân, nhưng dưới ngòi bút của tác giả tất cả vẫn hiện lên đầy quyến rũ. Hà Nội ba sáu phố phường của Thạch Lam dành phần lớn số trang viết về nét văn hoá ẩm thực của người Hà Nội, đặc biệt là các loại quà Hà Nội. Đây là những trang viết đặc sắc nhất của ngòi bút Thạch Lam. Ông cho rằng: "Quà Hà Nội xưa nay vẫn có tiếng là ngon lành và lịch sự. Bao nhiêu ý tốt, tình hay gửi vào trong một chút quà nơi đô hội, món quà đem đến cho khắp nơi vị sành và trang nhã của ba sáu phố phường". Ông khẳng định: "Quà... tức là người". Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà ngòi bút của ông miêu tả thật kỹ lưỡng cái cách mà người Hà Nội làm các loại quà và thưởng thức chúng ra sao. Riêng một thứ quà của lúa non là cốm, ông viết: "Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê, nội cỏ Việt Nam". Rồi về cách thưởng thức cốm, ông viết: "Cốm không phải là thức quà của người ăn vội, ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ, người ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ; trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi thơm ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ." Trong tác phẩm của mình, nhà văn còn đề cập đến những số phận con người Hà Nội một thời, những con người bình dị mà vẫn toát lên vẻ hào hoa thanh lịch. Từ bà cụ bán xôi, cô Dần bán nước chè cho đến các cô me, tức là những cô lấy chồng Tây, họ dù ở nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng vẫn hiện lên cái phẩm chất đặc trưng của người đất kinh kì kẻ chợ. Rồi thì những phong tục tập quán một thời mà cho đến ngày nay đã lùi vào quá khứ, đã nhạt phai theo năm tháng, tác giả cũng kể ra những trang viết đặc sắc của mình. Còn rất nhiều, rất nhiều điều thú vị không thể kể hết ra ở đây. Dẫu không phải là một tác phẩm đồ sộ, không chọn ra những chủ đề to tát, song cuốn Hà Nội 36 phố phường của nhà văn Thạch Lam vẫn được nhiều thế hệ độc giả đón nhận một cách trân trọng. Đó không chỉ bởi vì tình cảm với một nhà văn nổi tiếng của đất kinh kì, mà trên hết vì đó là tình yêu vô bờ bến với mảnh đất thủ đô ngàn năm yêu dấu. Trong số những người yêu Hà Nội, tôi tin, Thạch Lam là người yêu Hà Nội hơn cả. Chỉ qua một tập tùy bút nhỏ, độc giả đã có thể thấy tâm hồn một Thạch Lam như đồng điệu với Thăng Long cổ kính, ngàn năm văn hiến, tinh tế và thanh lịch đến nhã nhặn, thanh tao. Nhà văn phố huyện Cẩm Giàng đôi khi chỉ cần vài ba dòng, vài ba câu mà gợi được cả hình ảnh về Hà Nội, không phải ở những khung cảnh sôi động, ồn ào, không phải ở những vấn đề xã hội gay gắt mà như một góc khuất lặng lẽ và chỉ người nào yêu Hà Nội lắm mới có thể nhận ra. Với một lối hành văn nhẹ nhàng, thanh thoát, Thạch Lam đã bất tử hóa những cái bình thường, làm rung động con tim người mến thương Hà Nội. Biết bao nghệ thuật trong một bức tranh nhỏ mà sắc nét về Hà Nội yêu dấu. Tác phẩm là lời nhắc nhở chúng ta cần chung tay bảo vệ, xây dựng thủ đô ngày càng giàu đẹp hơn. “Hà Nội băm sáu phố phường” đã thể hiện tấm lòng trân trọng của Thạch Lam đối với văn hoá và quá khứ của Hà Nội. Ai trong chúng ta cũng nên có trong tay cuốn sách - tập bút ký nổi tiếng này. Cuốn sách “ Hà Nội băm sáu phố phượng hiện đang có trên Thư viện nhà trường, rất mong được phục vụ thầy cô và các em. Buổi tuyên truyền giới thiệu sách đến đây là kết thúc Xin chân thành cám ơn sự quan tâm lắng nghe của các thầy cô giáo và các em học sinh. Hẹn gặp lại thầy cô và các em trong buổi giới thiệu sách lần sau!
Giới thiệu sách tháng 10/2020 - "Hà Nội 36 phố phường" tác giả Thạch Lam
TRƯỜNG THCS NGỌC LÂM Ngày 26 tháng 10 năm 2020 Th viÖn GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 10/ 2020 Tên sách: “Hà Nội 36 phố phường” – Thạch Lam Mục đích giới thiệu: Hưởng ứng tuần lế học tập suốt đời; Kỉ niệm 1010 năm Thăng Long Hà Nội, thông qua tác phẩm gửi gắm tới các bạn học sinh chung tay bảo vệ gốc rễ dân tộc, xây dựng thủ đô ngày càng giàu đẹp hơn . Đối tượng giới thiệu: Học sinh toàn trường Thời gian giới thiệu: Sáng thứ 2, tiết chào cờ ( Ngày 26 /10/ 2020) Địa điểm: Trường THCS Ngọc Lâm Người viết nội dung: Trịnh Thị Hồng Nhung Người trình bày nội dung: Nguyễn Minh Anh Kính thưa các thầy cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến!! “Hà Nội băm sáu phố phường Hàng Mắm, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh” Trong trái tim của mỗi chúng ta đều có một góc để dành tình yêu cho Hà Nội. Những ngõ nhỏ, phố nhỏ, những mái ngói rêu phong cổ kính đã trở thành đã trở thành những hình ảnh rất đỗi thân quen. Hòa cùng không khí tháng 10 về, thủ đô kỉ niệm 1010 năm Thăng Long – Hà Nội, thư viện trường THCS Ngọc Lâm xin trân trọng giới thiệu tới thầy cô cùng các bạn một tập bút kí nổi tiếng ai trong chúng ta cũng nên có trong tay cuốn sách này - tập bút ký chỉ dành riêng cho vẻ đẹp Hà Nội : “Hà Nội băm sáu phố phường” của nhà văn Thạch Lam. Thạch Lam (1910 – 1942), tên thật là Nguyễn Tường Lân, sinh tại Cẩm Giàng, Hải Dương. Ông là cây bút tiêu biểu thuộc nhóm Tự lực văn đoàn. Tập bút kí “Hà Nội băm sáu phố phường” được tập hợp lại từ những bài viết in trên báo sau khi ông qua đời. Theo Thạch Lam: “Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải. Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu”. Với người Việt Nam, ta tự hào khi có Hà Nội. Cuốn sách được xếp trong nhóm Việt Nam danh tác, do nhà xuất bản Văn học phát hành năm 2005, kích thước 13 x 19 cm, với 183 trang, giá bìa 24.000 đồng . Cuốn sách là tác phẩm có thể giúp ta hiểu hơn về một Hà Nội, hiểu thêm về những nét đẹp của thủ đô yêu dấu. “Hà Nội 36 phố phường” chủ yếu viết về chuyện phố, chuyện phường, đời sống dân sinh, đặc biệt là đi sâu vào những thức quà chỉ riêng nơi đây mới có. Hà Nội của chúng ta, hiện ra ở nhiều góc cạnh cùng các đặc trưng riêng. Đó là những mái nhà cổ kính, khoác lên mình lối kiến trúc độc đáo, dáng vẻ quanh co nhưng rất đỗi mềm mại của những con phố quen thuộc, là nét văn hoá ẩm thực tinh tế giữa không gian êm ả, thanh bình, rộn rã mà lắng sâu. Nói cách khác, cuốn sách đã giúp người đọc nhìn thấy cả vóc dáng và tâm hồn Hà Nội. Hai mươi mốt bài kí nhỏ như hai mươi mốt bức họa đầy hoài niệm, dựng nên hình bóng Hà Nội xưa. Ta sẽ bắt gặp nhiều cảnh đời, qua những mẩu chuyện ngắn hết sức xúc động. Họ là những người phụ nữ tần tảo, sống một cuộc đời lầm lũi, vất vả với gánh nặng cơm áo gạo tiền. Bên cạnh đó, thấp thoáng giữa các số phận éo le, ẩn hiện tình yêu đôi lứa trong sáng và thuần khiết. “Hà Nội 36 phố phường” đã thể hiện tấm lòng trân trọng của Thạch Lam đối với văn hoá, và quá khứ của Hà Nội. Các bạn hãy lật giở từng trang sách đọc và thả hồn mình vào dòng lịch sử mênh mang của thủ đô yêu dấu ,cảm nhận thực sự những nét đẹp đó trong mỗi trái tim, để nhớ mãi rằng “Hà Nội xinh xắn lắm, đừng cứ mơ về những nơi xa xôi mà chẳng mơ về Hà Nội.” Cuốn sách mỏng, xinh xắn với chỉ 183 trang nhưng cho đến nay, khi người ta nói đến Hà Nội và những tác phẩm thể hiện được tinh hoa, vẻ đẹp của Hà Nội thì người ta vẫn nhắc đến Hà Nội băm sáu phố phường. Sau khi Thạch Lam mất đến nay đã nửa thế kỷ, đã có rất nhiều sách viết về Hà Nội nhưng với sự tinh tế của mình, “Hà Nội 36 phố phường” vẫn có vị trí rất đặc biệt trong số các tác phẩm viết về Hà Nội, khiến cho người đọc không thể quên được. Qua những dòng văn đầy xúc cảm và tình yêu ấy, nhà văn Thạch Lam như gửi gắm đến thế hệ đi sau lời khuyên sâu sắc: Dù hội nhập, dù hòa vào quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa hiện nay, con người Tràng An thanh lịch và cả thành phố dấu yêu này hãy cùng lắng lại, giữ trọn lấy những giá trị văn hóa cốt lõi, những tinh hoa của một thời vàng son. Tác phẩm là lời nhắc nhở chúng ta cần chung tay bảo vệ gốc rễ dân tộc, xây dựng thủ đô ngày càng giàu đẹp hơn. Hà Nội đẹp khi mỗi người trong chúng ta hiểu và gìn giữ vẻ đẹp của mảnh đất này. Có những cuốn sách không chỉ để đọc, mà còn để nâng niu và trân trọng, “Hà Nội 36 phố phường” là một trong những cuốn sách như thế. Bạn hãy tìm đọc cuốn sách này tại Thư viện trường THCS Ngọc Lâm với số ĐKCB TK3223 nhé! Xin chào và hẹn gặp lại thầy cô và các bạn trong buổi giới thiệu sách lần sau
TÊN SÁCH: HÀ NỘI 36 PHỐ PHƯỜNG- THẠCH LAM.
“Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội”. Quả thật, Hà Nội đẹp và bình dị, đáng yêu và mơ màng, giống như một thứ tình yêu không dễ để gọi tên, chỉ biết ngắm nhìn, trân trọng và nâng niu. Cuốn sách “Hà Nội băm sáu phố phường” chính là tác phẩm có thể giúp ta hiểu hơn về một Hà Nội như thế, hiểu thêm về những nét đẹp của thủ đô yêu dấu.
“Hà Nội băm sáu phố phường” là tập bút kí nổi tiếng của nhà văn Thạch Lam. Thạch Lam (1910 – 1942), tên thật là Nguyễn Tường Lân, sinh tại Cẩm Giàng, Hải Dương. Ông là cây bút tiêu biểu thuộc nhóm Tự lực văn đoàn. Tập bút kí “Hà Nội băm sáu phố phường” được tập hợp lại từ những bài viết in trên báo sau khi ông qua đời, như để nói hộ cho mọi trái tim tin yêu luôn hướng về thủ đô, rằng “Hãy yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội”. Theo Thạch Lam: “Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải. Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu”. Người Việt Nam ta, ta tự hào khi có Hà Nội.
“Hà Nội băm sáu phố phường” chủ yếu viết về chuyện phố, chuyện phường, đời sống dân sinh, đặc biệt là đi sâu vào những thức quà chỉ riêng nơi đây mới có. Đến với những trang viết xinh xinh kia, Hà Nội xưa hiện ra ở nhiều góc cạnh cùng các đặc trưng riêng, tạo nên sức quyến rũ lạ kì, níu chân bất cứ vị khách nào lại qua. Đó là những mái nhà cổ kính khoác lên mình lối kiến trúc độc đáo, dáng vẻ quanh co nhưng rất đỗi mềm mại của những con phố quen thuộc, là nét văn hoá ẩm thực tinh tế... giữa không gian êm ả, thanh bình, rộn rã mà trầm mặc. Nói cách khác cuốn sách đã giúp người đọc nhìn thấy cả vóc dáng và tâm hồn Hà Nội.
Hai mươi mốt bài kí nhỏ như hai mươi mốt bức họa đầy hoài niệm, dựng nên hình bóng Hà Nội xưa. Ta sẽ bắt gặp nhiều cảnh đời qua những mẩu chuyện ngắn hết sức xúc động. Họ là những người phụ nữ tần tảo, sống một cuộc đời lầm lũi, vất vả với gánh nặng cơm áo gạo tiền. Bên cạnh đó, thấp thoáng giữa các số phận éo le, ẩn hiện tình yêu đôi lứa trong sáng và thuần khiết. Tất cả đều là những câu chuyện về những con người Hà Nội, nép mình dưới những khu phố khác nhau, với những mảnh ghép cuộc đời khác nhau, hiện lên đơn sơ bằng ngòi bút chân thực của tác giả. Ông đã nhắc đến “nghệ thuật biển hàng” đang dần biến mất vì sự Tây hóa, học đòi của các chủ quán khiến văn hóa tiếng việt của dân tộc bị lu mờ. Với “Hà Nội băm sáu phố phường”, tác giả cũng bày tỏ niềm thương cảm tới những người bán rong – những thân phận bé nhỏ, lam lũ kiếm sống, mưu sinh trong đêm. Tôi chợt nhận ra rằng đằng sau một Hà Nội phồn hoa vẫn còn đó những mảnh đời nhọc nhằn cơ cực đến thế. Khi tất cả chìm trong màn đêm, những tiếng rao như mở ra một thế giới mới của Hà Nội, một thế giới không ồn ào, không vội vã mà là một Hà Nội tĩnh lặng chứa bao nỗi lo toan.
Nhưng ấn tượng hơn cả trong tác phẩm của Thạch Lam có lẽ là những trang về văn hoá ẩm thực của người dân Hà thành. Qua cách những hàng chữ nhẹ nhàng thủ thỉ, các thức quà Hà Nội xưa hiện lên khiến bất cứ ai cũng phải xuýt xoa, phải gật gù, phải thèm thuồng, phải say đắm. Đó là “Bún sườn và canh bún”, là“Bánh đậu”, là“Bánh khảo, kẹo lạc”… mỗi thức quà đều được tác giả đặc tả khéo léo nhằm mang tới một hình dung rõ nét nhất về phong vị của người Tràng An. Hơn thế, ông còn đẩy những món ăn ấy lên một tầm cao hơn khi khẳng định qua bài kí: "Quà ... tức là người". Đối với Thạch Lam, ăn quà không đơn thuần là nếm những sản vật trong trời đất mà là sự cảm nhận những tinh hoa, là thần thái, cũng như bộc lộ nét văn hóa trong cách thưởng thức khi "Ăn quà cũng là một nghệ thuật.”
Trong số những người yêu Hà Nội, tôi tin, Thạch Lam là người yêu Hà Nội hơn cả. Chỉ qua một tập tùy bút nhỏ, độc giả đã có thể thấy tâm hồn một Thạch Lam như đồng điệu với Thăng Long cổ kính, ngàn năm văn hiến, tinh tế và thanh lịch đến nhã nhặn, thanh tao. Nhà văn phố huyện Cẩm Giàng đôi khi chỉcần vài ba dòng, vài ba câu mà gợi được cả hình ảnh về Hà Nội, không phải ở những khung cảnh sôi động, ồn ào, không phải ở những vấn đề xã hội gay gắt mà như một góc khuất lặng lẽ và chỉ người nào yêu Hà Nội lắm mới có thể nhận ra. Với một lối hành văn nhẹ nhàng, thanh thoát, Thạch Lam đã bất tử hóa những cái bình thường, làm rung động con tim người mến thương Hà Nội. Biết bao nghệ thuật trong một bức tranh nhỏ mà sắc nét. Và đến được với nghệ thuật ấy không phải chỉ có tài, mà còn phải có lòng yêu, yêu thành thực, yêu những cái bé bỏng của những đời bé bỏng, nghĩa là yêu Hà Nội, vì cái bé bỏng ấy tức là tất cả Hà Nội.
Giọng văn của Thạch Lam không gay gắt, khoa trương, chỉ nhỏ nhẹ như một lời thủ thỉ của thiếu nữ đang tâm tình với người thương. Dù nơi chốn kia có đang trở nên hỗn tạp bởi sự giao thoa văn hóa thì cơn giận của nàng thiếu nữ ấy vẫn êm ái, mềm mại, có phần oán trách, chê bai. Song Thạch Lam cũng rất khéo khen. Nhưng không phải những lời sáo rỗng, xoay quanh tình yêu với thành phố ông đang sống. Nhờ lối viết kiệm lời nhưng vẫn sắc sảo, Hà Nội đẹp bởi nó có những món ngon với phong vị lạ lẫm, những người chủ quán cho ra đời vô vàn tuyệt phẩm mê đắm khiến người ta sẵn sàng bỏ công, bỏ sức để được thưởng thức.
Đó là hình ảnh Hà Nội trong ký ức xưa cũ, hướng mắt về hiện tại, thủ đô còn được như thế hay không?Những nét đẹp văn hoá, cả một bề dày trầm tích đất thủ đô dường như dần bị mai một, tàn phai theo tháng năm. Hà Nội năm 2016 đang bước những bước hối hả trên con đường phát triển. Nhưng phải chăng, vì quá nhanh nên sẽ tồn tại cả đớn đau? Vẫn còn những nét cổ kính trầm mặc nhưng trong lòng Hà Nội âm thầm từng ngày nếm nỗi đau bởi ô nhiễm và khói bụi độc hại. Với sự biến đổi đó, những người mang hồn phách bay bổng và lòng yêu đau đáu dành cho Hà Nội như Thạch Lam sao nén nổi tiếng thở dài xót xa. Bởi vậy, qua những dòng văn đầy xúc cảm và tình yêu ấy, tác giả như gửi gắm đến thế hệ đi sau lời khuyên sâu sắc: Dù hội nhập, dù hòa vào quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa hiện nay, con người Tràng An thanh lịch và cả thành phố dấu yêu này hãy cùng lắng lại, giữ trọn lấy những giá trị văn hóa cốt lõi, những tinh hoa của một thời vàng son. Tác phẩm là lời nhắc nhở chúng ta cần chung tay bảo vệ gốc rễ dân tộc, xây dựng thủ đô ngày càng giàu đẹp hơn. Cái hồn của Hà Nội xưa vẫn còn, người Hà Nội vẫn rỉ tai nhau về những quán ăn ngon để thưởng thức; những địa điểm đẹp để thả hồn; những góc riêng để tâm sự. Băm sáu phố phường đất kinh kỳ xưa tựa như một chiếc gương đã vỡ, nhưng không có lý do gì để chúng ta không yêu từng mảnh vỡ ấy, vì Hà Nội đẹp khi con người đẹp.
“Hà Nội băm sáu phố phường” đã thể hiện tấm lòng trân trọng của Thạch Lam đối với văn hoá và quá khứ của Hà Nội. Ai trong chúng ta cũng nên có trong tay cuốn sách này - tập bút ký nổi tiếng chỉ dành riêng cho vẻ đẹp Hà Nội, để tự mình hít hà đầy lồng ngực hương thơm một góc nhỏ xưa cũ, thả hồn vào dòng lịch sử mênh mang của thủ đô yêu dấu và cảm nhận thực sự những nét đẹp đó trong mỗi trái tim, để nhớ mãi rằng “Hà Nội xinh xắn lắm, đừng cứ mơ về những nơi xa xôi mà chẳng mơ về Hà Nội.”